Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Chương trình hợp tác, phát triển kinh tế, xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Tây Nguyên đã góp phần tạo điều kiện thúc đẩy cho các tỉnh Tây Nguyên phát triển nhanh, bền vững về kinh tế, xã hội, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Qua gần 13 năm triển khai thực hiện (từ 2000-2013), Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ đầu tư từ ngân sách cho các tỉnh Tây Nguyên trên 32 tỷ đồng để xây dựng 9 cơ sở, chủ yếu là trường học, trạm y tế, trung tâm cai nghiện, nhà tình thương, đường giao thông...
Hiện có hơn 140 doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư thực hiện 183 dự án, chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp, công nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, thương mại, thủy điện..., với tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư trên 38.820 tỷ đồng.
Tỉnh Lâm Đồng là địa phương được Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế nhiều nhất, với 212 dự án, tập trung vào các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại. Tỉnh Đắk Lắk trên 50 dự án, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ...
Thông qua chương trình hợp tác, phát triển này, các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã luân phiên cử bác sỹ có chuyên môn nghiệp vụ giỏi về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khám, điều trị bệnh cho các bác sỹ ở cơ sở y tế của các tỉnh Tây Nguyên.
Các tổ chức đoàn thể, các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức nhiều đợt về các địa bàn vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Tây Nguyên cấp phát quà, khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào các dân tộc...
Từ nay đến năm 2015, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư, Thành phố Hồ Chí Minh còn triển khai thực hiện có hiệu quả 10 chương trình hợp tác, phát triển kinh tế-xã hội giữa thành phố với các tỉnh Tây Nguyên trên các lĩnh vực: xúc tiến đầu tư, thương mại, công thương, y tế, giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ, thông tin-truyền thông, văn hóa, thể thao và du lịch, nông, lâm nghiệp, xã hội..., góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn./.
Qua gần 13 năm triển khai thực hiện (từ 2000-2013), Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ đầu tư từ ngân sách cho các tỉnh Tây Nguyên trên 32 tỷ đồng để xây dựng 9 cơ sở, chủ yếu là trường học, trạm y tế, trung tâm cai nghiện, nhà tình thương, đường giao thông...
Hiện có hơn 140 doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư thực hiện 183 dự án, chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp, công nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, thương mại, thủy điện..., với tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư trên 38.820 tỷ đồng.
Tỉnh Lâm Đồng là địa phương được Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế nhiều nhất, với 212 dự án, tập trung vào các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại. Tỉnh Đắk Lắk trên 50 dự án, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ...
Thông qua chương trình hợp tác, phát triển này, các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã luân phiên cử bác sỹ có chuyên môn nghiệp vụ giỏi về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khám, điều trị bệnh cho các bác sỹ ở cơ sở y tế của các tỉnh Tây Nguyên.
Các tổ chức đoàn thể, các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức nhiều đợt về các địa bàn vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Tây Nguyên cấp phát quà, khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào các dân tộc...
Từ nay đến năm 2015, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư, Thành phố Hồ Chí Minh còn triển khai thực hiện có hiệu quả 10 chương trình hợp tác, phát triển kinh tế-xã hội giữa thành phố với các tỉnh Tây Nguyên trên các lĩnh vực: xúc tiến đầu tư, thương mại, công thương, y tế, giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ, thông tin-truyền thông, văn hóa, thể thao và du lịch, nông, lâm nghiệp, xã hội..., góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn./.
Quang Huy (TTXVN)