Chính phủ vừa ban hành Nghị định 115/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí và Quy chế đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ban hành kèm theo Nghị định 34/2001/NĐ-CP.
Một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định này là mở rộng đối tượng được tiến hành hoạt động dầu khí.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân được tiến hành hoạt động dầu khí bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài. Các đối tượng trên được tiến hành hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí ký kết với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Việc tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thực hiện thông qua các công ty thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở ký kết hợp đồng dầu khí.
Quy định rõ hơn về kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò, Nghị định sửa đổi nêu rõ, trong trường hợp từng giai đoạn nhỏ hoặc cả giai đoạn tìm kiếm thăm dò hết hạn mà Nhà thầu vẫn chưa hoàn thành chương trình công tác thì thời hạn có thể được kéo dài nhưng tổng thời gian kéo dài không vượt quá thời gian theo quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí.
Nghị định cũng quy định thêm, chậm nhất 90 ngày trước ngày kết thúc từng giai đoạn nhỏ hoặc cả giai đoạn tìm kiếm thăm dò, Nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn, trình Bộ Công Thương. Bộ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt việc kéo dài trong thời hạn 25 ngày.
Bên cạnh đó, Nghị định mới bổ sung thêm trường hợp có thể kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí theo quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí. Chậm nhất 1 năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí, Nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Công Thương để thẩm định.
Trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc kéo dài thời hạn hợp đồng dầu khí. Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung quy định kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò và thời hạn hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt (vì lý do quốc phòng, an ninh).
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được quyền ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí với Nhà thầu phụ hoặc với các tổ chức, cá nhân khác để phục vụ hoạt động dầu khí.
Đối với hợp đồng dầu khí đã ký kết trước ngày 14/2/2010 (ngày Nghị định có hiệu lực), việc đấu thầu và ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí phải tuân thủ các quy định của hợp đồng dầu khí đã ký.
Trường hợp ký kết sau ngày 14/2/2010, ngoài việc thực hiện phù hợp với các điều khoản của hợp đồng dầu khí, phải thực hiện theo 3 nguyên tắc sau: Bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án, công khai và minh bạch trong quá trình triển khai công tác đấu thầu và ký kết hợp đồng; phù hợp với đặc thù của ngành dầu khí trong tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí; ưu tiên sử dụng các dịch vụ dầu khí mà tổ chức, cá nhân Việt Nam có khả năng cung cấp.
Quy định rõ Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí, có trách nhiệm thẩm định hợp đồng dầu khí, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nghị định cũng bổ sung quy định về quy trình thẩm định hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp GCN đầu tư điều chỉnh.
Về những điểm mới trong Quy chế đấu thầu, trước hết là về chỉ tiêu đấu thầu được nêu trong hồ sơ mời thầu.
Ngoài 2 chỉ tiêu đã được quy định là tỷ lệ phân chia dầu khí lãi và cam kết công việc tối thiểu, cam kết tài chính tối thiểu, Nghị định còn bổ sung thêm 1 chỉ tiêu phải nêu trong hồ sơ là tỷ lệ tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc doanh nghiệp thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được ủy quyền tham gia với tư cách là Nhà thầu dầu khí.
Ngoài ra, căn cứ vào tiềm năng cụ thể của từng diện tích hoặc từng lô, bên mời thầu bổ sung một hoặc một số chỉ tiêu đấu thầu khác như tỷ lệ thu hồi chi phí, hoa hồng chữ ký, hoa hồng khai thác, phí tham khảo tài liệu và chi phí đào tạo trong hồ sơ mời thầu.
Về kế hoạch đấu thầu, bên mời thầu lập kế hoạch đấu thầu đối với các diện tích hoặc các lô, báo cáo Bộ Công Thương (trước đây là gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Trước ngày 31/10 hàng năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lập kế hoach đấu thầu tổng thể lô dầu khí của năm tiếp theo, trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Công Thương để thẩm định.
Để thẩm định kết quả đấu thầu, không quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định mà Nghị định sửa đổi nêu rõ, Bộ Công Thương thành lập tổ công tác liên ngành với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan để thẩm định kết quả đấu thầu.
Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ tài liệu liên quan đến kết quả đấu thầu, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.
Trong việc chỉ định thầu, bên mời thầu trình Bộ Công Thương (theo quy định cũ là trình Thủ tướng Chính phủ) việc chỉ định thầu, trong đó nêu rõ diện tích hoặc lô xin chỉ định thầu, lý do xin chỉ định thầu, tổ chức, cá nhân được chỉ định và các chỉ tiêu, điều kiện giao thầu.
Trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/2/2010./.
Một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định này là mở rộng đối tượng được tiến hành hoạt động dầu khí.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân được tiến hành hoạt động dầu khí bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài. Các đối tượng trên được tiến hành hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí ký kết với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Việc tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thực hiện thông qua các công ty thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở ký kết hợp đồng dầu khí.
Quy định rõ hơn về kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò, Nghị định sửa đổi nêu rõ, trong trường hợp từng giai đoạn nhỏ hoặc cả giai đoạn tìm kiếm thăm dò hết hạn mà Nhà thầu vẫn chưa hoàn thành chương trình công tác thì thời hạn có thể được kéo dài nhưng tổng thời gian kéo dài không vượt quá thời gian theo quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí.
Nghị định cũng quy định thêm, chậm nhất 90 ngày trước ngày kết thúc từng giai đoạn nhỏ hoặc cả giai đoạn tìm kiếm thăm dò, Nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn, trình Bộ Công Thương. Bộ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt việc kéo dài trong thời hạn 25 ngày.
Bên cạnh đó, Nghị định mới bổ sung thêm trường hợp có thể kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí theo quy định tại Điều 17 Luật Dầu khí. Chậm nhất 1 năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí, Nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Công Thương để thẩm định.
Trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc kéo dài thời hạn hợp đồng dầu khí. Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung quy định kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò và thời hạn hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt (vì lý do quốc phòng, an ninh).
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được quyền ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí với Nhà thầu phụ hoặc với các tổ chức, cá nhân khác để phục vụ hoạt động dầu khí.
Đối với hợp đồng dầu khí đã ký kết trước ngày 14/2/2010 (ngày Nghị định có hiệu lực), việc đấu thầu và ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí phải tuân thủ các quy định của hợp đồng dầu khí đã ký.
Trường hợp ký kết sau ngày 14/2/2010, ngoài việc thực hiện phù hợp với các điều khoản của hợp đồng dầu khí, phải thực hiện theo 3 nguyên tắc sau: Bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án, công khai và minh bạch trong quá trình triển khai công tác đấu thầu và ký kết hợp đồng; phù hợp với đặc thù của ngành dầu khí trong tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí; ưu tiên sử dụng các dịch vụ dầu khí mà tổ chức, cá nhân Việt Nam có khả năng cung cấp.
Quy định rõ Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí, có trách nhiệm thẩm định hợp đồng dầu khí, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nghị định cũng bổ sung quy định về quy trình thẩm định hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy trình thẩm định chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp GCN đầu tư điều chỉnh.
Về những điểm mới trong Quy chế đấu thầu, trước hết là về chỉ tiêu đấu thầu được nêu trong hồ sơ mời thầu.
Ngoài 2 chỉ tiêu đã được quy định là tỷ lệ phân chia dầu khí lãi và cam kết công việc tối thiểu, cam kết tài chính tối thiểu, Nghị định còn bổ sung thêm 1 chỉ tiêu phải nêu trong hồ sơ là tỷ lệ tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc doanh nghiệp thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được ủy quyền tham gia với tư cách là Nhà thầu dầu khí.
Ngoài ra, căn cứ vào tiềm năng cụ thể của từng diện tích hoặc từng lô, bên mời thầu bổ sung một hoặc một số chỉ tiêu đấu thầu khác như tỷ lệ thu hồi chi phí, hoa hồng chữ ký, hoa hồng khai thác, phí tham khảo tài liệu và chi phí đào tạo trong hồ sơ mời thầu.
Về kế hoạch đấu thầu, bên mời thầu lập kế hoạch đấu thầu đối với các diện tích hoặc các lô, báo cáo Bộ Công Thương (trước đây là gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Trước ngày 31/10 hàng năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lập kế hoach đấu thầu tổng thể lô dầu khí của năm tiếp theo, trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Công Thương để thẩm định.
Để thẩm định kết quả đấu thầu, không quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định mà Nghị định sửa đổi nêu rõ, Bộ Công Thương thành lập tổ công tác liên ngành với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan để thẩm định kết quả đấu thầu.
Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ tài liệu liên quan đến kết quả đấu thầu, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.
Trong việc chỉ định thầu, bên mời thầu trình Bộ Công Thương (theo quy định cũ là trình Thủ tướng Chính phủ) việc chỉ định thầu, trong đó nêu rõ diện tích hoặc lô xin chỉ định thầu, lý do xin chỉ định thầu, tổ chức, cá nhân được chỉ định và các chỉ tiêu, điều kiện giao thầu.
Trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/2/2010./.
(TTXVN/Vietnam+)