"Mở rộng can thiệp dinh dưỡng để ngăn ngừa hàng trăm ngàn trẻ em trong khu vực tử vong" là nội dung được quan tâm trao đổi trong khuôn khổ kỳ họp của Ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương, cơ quan điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) diễn ra ngày 25/9 tại Hà Nội.
Với những bằng chứng chắc chắn cho thấy dinh dưỡng đầy đủ có ý nghĩa thiết yếu đối với sự sinh tồn, sức khỏe và phát triển, WHO đã đặt vấn đề suy dinh dưỡng lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương.
Phát biểu trước Ủy ban khu vực, tiến sỹ Shin Young-soo, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, cho rằng mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng trong khu vực đã giảm, tuy nhiên mức suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em vẫn còn cao; đồng thời, tỷ lệ béo phì và mắc bệnh không lây nhiễm tăng cao thể hiện một đại dịch đang tăng nhanh trong khu vực.
Gánh nặng kép này của suy dinh dưỡng gây ra những hậu quả tiêu cực lâu dài đối với sức khỏe và sự phát triển của người dân và nền kinh tế của các quốc gia thành viên. Cung cấp đủ dưỡng chất, bắt đầu từ những giai đoạn sớm nhất của cuộc đời, là rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển thể chất và tinh thần tốt, đảm bảo sức khỏe và năng suất lao động về lâu dài.
Tiến sỹ Shin cảnh báo, hiện nay nhiều nước trong khu vực có xu hướng tập trung vào vấn đề thừa dinh dưỡng mặc dù suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn tiếp tục là một vấn đề cần quan tâm.
Trong nỗ lực giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng, Ủy ban khu vực, gồm 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Tây Thái Bình Dương, cam kết sẽ mở rộng quy mô và duy trì các biện pháp can thiệp dinh dưỡng hiệu quả với chi phí thấp nhằm ngăn ngừa hơn 100.000 trường hợp tử vong mỗi năm ở trẻ dưới năm tuổi trong khu vực.
Tiến sỹ Shin đề nghị Ủy ban khu vực mở rộng lĩnh vực hành động, xác định mục tiêu và hành động ưu tiên trong ngành y tế và các ngành khác, thông qua khung thời gian và chỉ số giám sát.
Ủy ban khu vực dự định thông qua nghị quyết để mở rộng các biện pháp can thiệp dinh dưỡng trên cơ sở Kế hoạch triển khai toàn diện về dinh dưỡng bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của WHO. Ủy ban kêu gọi tăng cường đầu tư trong giai đoạn 2012-2025 để mở rộng các biện pháp can thiệp dinh dưỡng, với mục tiêu giảm đáng kể gánh nặng kép của suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng, trong đó có tỷ lệ thấp còi và gầy còm. Kế hoạch cũng nhằm tăng tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và chấp dứt tình trạng số trẻ bị béo phì tăng nhanh.
Kết hợp với cuộc họp của Ủy ban khu vực, Văn phòng khu vực của WHO sẽ họp Hội đồng cấp cao về An ninh lương thực và dinh dưỡng, để tăng cường hành động chung giữa các cơ quan của Liên Hợp Quốc và tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các cơ quan trong việc hỗ trợ các quốc gia thành viên trong khu vực.
WHO cũng sẽ tăng cường các nỗ lực thúc đẩy Sáng kiến mở rộng quy mô dinh dưỡng, một phong trào của nhiều bên, nhằm áp dụng những can thiệp hiệu quả với chi phí thấp để chống nạn đói và suy dinh dưỡng. Vấn đề dinh dưỡng sẽ được tích hợp không chỉ vào các chương trình y tế mà cả các chương trình nông nghiệp, giáo dục, việc làm, phúc lợi xã hội và phát triển.
Theo WHO, suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em chiếm 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu và mỗi năm làm chết hơn 100.000 trẻ trong khu vực. Bệnh thiếu máu ảnh hưởng tới 22% phụ nữ không mang thai ở độ tuổi sinh sản và 31% phụ nữ có thai.
Theo số liệu ghi nhận tình trạng thấp còi của 12 nước trong khu vực, có khoảng từ 4-48% trẻ em dưới năm tuổi bị thấp còi; thiếu vitamin A là một vấn đề y tế công cộng ở ít nhất sáu quốc gia; và có tới 22% học sinh bị thiếu iốt. Tỷ lệ bị béo phì gia tăng nhanh chóng ở cả trẻ em và người trưởng thành, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.
Trung bình có khoảng 20 triệu trẻ sinh ra mỗi năm có cân nặng sơ sinh thấp cũng có nguy cơ cao khi lớn lên sẽ mắc các bệnh không lây nhiễm. Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, cứ khoảng năm trẻ dưới năm tuổi Việt Nam thì một trẻ bị thiếu cân thể trung bình hoặc nặng (tỷ lệ 17,5%), cứ ba trẻ thì một trẻ bị thấp còi (thiếu hụt chiều cao so với tuổi) thể trung bình hoặc nặng (tỷ lệ hơn 29%).
Trong bối cảnh Việt Nam có khoảng gần 8 triệu trẻ em dưới năm tuổi, thì điều này có nghĩa là gần 2,5 triệu trẻ em bị thấp còi. Ở Việt Nam hiện nay có hơn 76% bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau sinh, và chỉ có 19,6% trẻ dưới sáu tháng được bú mẹ hoàn toàn.
Việc cho trẻ ăn bổ sung cũng chưa hợp lý (một số vùng nông thôn và miền núi trẻ được cho ăn thức ăn đặc quá sớm và thường không có đủ dưỡng chất, trong khi một số bà mẹ ở vùng thành phố lại sử dụng các loại sữa công thức thay thế sữa mẹ), cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam vẫn ở mức cao./.
Với những bằng chứng chắc chắn cho thấy dinh dưỡng đầy đủ có ý nghĩa thiết yếu đối với sự sinh tồn, sức khỏe và phát triển, WHO đã đặt vấn đề suy dinh dưỡng lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương.
Phát biểu trước Ủy ban khu vực, tiến sỹ Shin Young-soo, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, cho rằng mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng trong khu vực đã giảm, tuy nhiên mức suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em vẫn còn cao; đồng thời, tỷ lệ béo phì và mắc bệnh không lây nhiễm tăng cao thể hiện một đại dịch đang tăng nhanh trong khu vực.
Gánh nặng kép này của suy dinh dưỡng gây ra những hậu quả tiêu cực lâu dài đối với sức khỏe và sự phát triển của người dân và nền kinh tế của các quốc gia thành viên. Cung cấp đủ dưỡng chất, bắt đầu từ những giai đoạn sớm nhất của cuộc đời, là rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển thể chất và tinh thần tốt, đảm bảo sức khỏe và năng suất lao động về lâu dài.
Tiến sỹ Shin cảnh báo, hiện nay nhiều nước trong khu vực có xu hướng tập trung vào vấn đề thừa dinh dưỡng mặc dù suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn tiếp tục là một vấn đề cần quan tâm.
Trong nỗ lực giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng, Ủy ban khu vực, gồm 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Tây Thái Bình Dương, cam kết sẽ mở rộng quy mô và duy trì các biện pháp can thiệp dinh dưỡng hiệu quả với chi phí thấp nhằm ngăn ngừa hơn 100.000 trường hợp tử vong mỗi năm ở trẻ dưới năm tuổi trong khu vực.
Tiến sỹ Shin đề nghị Ủy ban khu vực mở rộng lĩnh vực hành động, xác định mục tiêu và hành động ưu tiên trong ngành y tế và các ngành khác, thông qua khung thời gian và chỉ số giám sát.
Ủy ban khu vực dự định thông qua nghị quyết để mở rộng các biện pháp can thiệp dinh dưỡng trên cơ sở Kế hoạch triển khai toàn diện về dinh dưỡng bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của WHO. Ủy ban kêu gọi tăng cường đầu tư trong giai đoạn 2012-2025 để mở rộng các biện pháp can thiệp dinh dưỡng, với mục tiêu giảm đáng kể gánh nặng kép của suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng, trong đó có tỷ lệ thấp còi và gầy còm. Kế hoạch cũng nhằm tăng tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và chấp dứt tình trạng số trẻ bị béo phì tăng nhanh.
Kết hợp với cuộc họp của Ủy ban khu vực, Văn phòng khu vực của WHO sẽ họp Hội đồng cấp cao về An ninh lương thực và dinh dưỡng, để tăng cường hành động chung giữa các cơ quan của Liên Hợp Quốc và tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các cơ quan trong việc hỗ trợ các quốc gia thành viên trong khu vực.
WHO cũng sẽ tăng cường các nỗ lực thúc đẩy Sáng kiến mở rộng quy mô dinh dưỡng, một phong trào của nhiều bên, nhằm áp dụng những can thiệp hiệu quả với chi phí thấp để chống nạn đói và suy dinh dưỡng. Vấn đề dinh dưỡng sẽ được tích hợp không chỉ vào các chương trình y tế mà cả các chương trình nông nghiệp, giáo dục, việc làm, phúc lợi xã hội và phát triển.
Theo WHO, suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em chiếm 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu và mỗi năm làm chết hơn 100.000 trẻ trong khu vực. Bệnh thiếu máu ảnh hưởng tới 22% phụ nữ không mang thai ở độ tuổi sinh sản và 31% phụ nữ có thai.
Theo số liệu ghi nhận tình trạng thấp còi của 12 nước trong khu vực, có khoảng từ 4-48% trẻ em dưới năm tuổi bị thấp còi; thiếu vitamin A là một vấn đề y tế công cộng ở ít nhất sáu quốc gia; và có tới 22% học sinh bị thiếu iốt. Tỷ lệ bị béo phì gia tăng nhanh chóng ở cả trẻ em và người trưởng thành, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.
Trung bình có khoảng 20 triệu trẻ sinh ra mỗi năm có cân nặng sơ sinh thấp cũng có nguy cơ cao khi lớn lên sẽ mắc các bệnh không lây nhiễm. Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, cứ khoảng năm trẻ dưới năm tuổi Việt Nam thì một trẻ bị thiếu cân thể trung bình hoặc nặng (tỷ lệ 17,5%), cứ ba trẻ thì một trẻ bị thấp còi (thiếu hụt chiều cao so với tuổi) thể trung bình hoặc nặng (tỷ lệ hơn 29%).
Trong bối cảnh Việt Nam có khoảng gần 8 triệu trẻ em dưới năm tuổi, thì điều này có nghĩa là gần 2,5 triệu trẻ em bị thấp còi. Ở Việt Nam hiện nay có hơn 76% bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau sinh, và chỉ có 19,6% trẻ dưới sáu tháng được bú mẹ hoàn toàn.
Việc cho trẻ ăn bổ sung cũng chưa hợp lý (một số vùng nông thôn và miền núi trẻ được cho ăn thức ăn đặc quá sớm và thường không có đủ dưỡng chất, trong khi một số bà mẹ ở vùng thành phố lại sử dụng các loại sữa công thức thay thế sữa mẹ), cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam vẫn ở mức cao./.
Nhật Minh (TTXVN)