Lễ hội bài chòi lần đầu tiên tại Hà Nội đã khai mạc ngày mùng 5 Tết, tức là ngày 27/1 tại nhà hát Kim Mã nhân kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa (1789-2012), nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung-Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long.
Đông đảo nhân dân Thủ đô, trong đó có nhiều người dân Bình Định sinh sống tại Hà Nội đã đến tham dự Lễ hội. Đáp lại sự nhiệt tình của công chúng, các nghệ nhân, nghệ sỹ từ đất võ Bình Định xa xôi đã có những màn diễn xướng hay, ngọt ngào để đọc tên các quân bài trong suốt 3 ván của hội thứ nhất, mặc dù thời tiết Hà Nội mưa rét.
Lễ hội bài chòi lần đầu tiên tại Thủ đô do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức. Đây cũng là chương trình khởi động việc lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Không gian Lễ hội bài chòi được dựng tại sân Nhà hát Kim Mã, gắn với chùa Kim Sơn ở bên cạnh là nơi yên nghỉ của hàng ngàn, hàng vạn liệt sỹ nghĩa quân Tây Sơn.
Theo lời giới thiệu của các nghệ nhân, nghệ sỹ thì Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định do Đào Duy Từ sáng tạo và truyền dạy trong thời gian ông ở vùng đất này trước khi về kinh thành giúp chúa Sãi. Bài chòi không chỉ tồn tại ở Bình Định mà còn lan tỏa ra khắp miền Nam Trung Bộ, tới tận Thừa Thiên Huế…
Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, nhất là 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Hội đánh bài chòi cổ gần như bị mai một. Năm 2010, loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc này đã được phục dựng nguyên gốc. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định đã lên kế hoạch tổ chức Hội đánh bài chòi cổ dân gian ở nhiều địa phương, nhất là vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền.
Bài chòi gồm 27 quân bài, anh Hiệu sẽ diễn xướng một màn dài để người chơi biết được tên của toàn bộ các quân bài. Ban tổ chức dựng lên 9 chòi, trong đó có 1 chòi trung ương để người chơi tham gia. Mỗi người chơi được phát một thẻ bài cái, trên đó có ghi 3 con bài con, tên con bài được thể hiện bằng chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
Sau khi người chơi đã ổn định trên chòi, anh Hiệu sẽ hát nội dung có liên quan đến quân bài. Chòi nào có quân bài trùng với con bài anh Hiệu hô thì gõ 3 tiếng mõ, chòi trung ương gõ 3 tiếng trống cán. Khi chòi nào trúng đủ 3 con bài trong thẻ cái thì thắng hội đó, ban hiệu sẽ làm thủ tục dân thưởng. Quà thưởng là rượu, cờ, tiền tưởng, đặc biệt là câu hát Nam chúc Tết của anh Hiệu. Mỗi hội bài chòi chơi liền 3 ván…
Hội bài chòi lần đầu tiên tại Hà Nội diễn ra đến hết ngày 7 Tết, tức ngày 29/1./.
Đông đảo nhân dân Thủ đô, trong đó có nhiều người dân Bình Định sinh sống tại Hà Nội đã đến tham dự Lễ hội. Đáp lại sự nhiệt tình của công chúng, các nghệ nhân, nghệ sỹ từ đất võ Bình Định xa xôi đã có những màn diễn xướng hay, ngọt ngào để đọc tên các quân bài trong suốt 3 ván của hội thứ nhất, mặc dù thời tiết Hà Nội mưa rét.
Lễ hội bài chòi lần đầu tiên tại Thủ đô do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức. Đây cũng là chương trình khởi động việc lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Không gian Lễ hội bài chòi được dựng tại sân Nhà hát Kim Mã, gắn với chùa Kim Sơn ở bên cạnh là nơi yên nghỉ của hàng ngàn, hàng vạn liệt sỹ nghĩa quân Tây Sơn.
Theo lời giới thiệu của các nghệ nhân, nghệ sỹ thì Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định do Đào Duy Từ sáng tạo và truyền dạy trong thời gian ông ở vùng đất này trước khi về kinh thành giúp chúa Sãi. Bài chòi không chỉ tồn tại ở Bình Định mà còn lan tỏa ra khắp miền Nam Trung Bộ, tới tận Thừa Thiên Huế…
Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, nhất là 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Hội đánh bài chòi cổ gần như bị mai một. Năm 2010, loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc này đã được phục dựng nguyên gốc. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định đã lên kế hoạch tổ chức Hội đánh bài chòi cổ dân gian ở nhiều địa phương, nhất là vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền.
Bài chòi gồm 27 quân bài, anh Hiệu sẽ diễn xướng một màn dài để người chơi biết được tên của toàn bộ các quân bài. Ban tổ chức dựng lên 9 chòi, trong đó có 1 chòi trung ương để người chơi tham gia. Mỗi người chơi được phát một thẻ bài cái, trên đó có ghi 3 con bài con, tên con bài được thể hiện bằng chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
Sau khi người chơi đã ổn định trên chòi, anh Hiệu sẽ hát nội dung có liên quan đến quân bài. Chòi nào có quân bài trùng với con bài anh Hiệu hô thì gõ 3 tiếng mõ, chòi trung ương gõ 3 tiếng trống cán. Khi chòi nào trúng đủ 3 con bài trong thẻ cái thì thắng hội đó, ban hiệu sẽ làm thủ tục dân thưởng. Quà thưởng là rượu, cờ, tiền tưởng, đặc biệt là câu hát Nam chúc Tết của anh Hiệu. Mỗi hội bài chòi chơi liền 3 ván…
Hội bài chòi lần đầu tiên tại Hà Nội diễn ra đến hết ngày 7 Tết, tức ngày 29/1./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)