Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Duy Xuyên vừa đưa vào khai thác mô hình làng du lịch dựa vào cộng đồng (homestay), mở ra hướng đi mới về phát triển du lịch mang tính bền vững tại di sản Mỹ Sơn.
ILO và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã tổ chức khảo sát hàng trăm hộ dân tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, qua đó có 40 hộ dân đồng ý tham gia mô hình làng du lịch dựa vào cộng đồng tại Mỹ Sơn.
Tham gia tour cộng đồng tại Mỹ Sơn, du khách sẽ được tham quan tìm hiểu đình Mỹ Sơn, miếu Bà, chùa An Hòa, đi xe đạp quanh thánh địa Mỹ Sơn, thưởng thức những món ẩm thực độc đáo của người dân bản địa như chuối vườn Mỹ Sơn, mỳ Quảng, mít trộn…
Để người dân nắm bắt được về cơ bản phương thức hoạt động kinh doanh đồng thời giao tiếp được với người nước ngoài, Ban quản lý dự án đã tổ chức tập huấn cho người dân về tiếng Anh giao tiếp, công tác quản lý trong kinh doanh, bảo vệ môi trường, sơ cấp cứu…
Ông Charles Bodwell, đại diện tổ chức ILO cho biết mô hình này nằm trong chương trình Tăng cường phát triển du lịch các huyện nằm sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam do chính phủ Luxembourg tài trợ. Qua quá trình đầu tư, tập huấn nâng cao trình độ quản lý cũng như phương thức phục vụ du khách và ký kết hợp đồng với các đơn vị lữ hành, đến nay cơ bản các hộ dân tham gia đều đạt yêu cầu.
Bên cạnh việc đào tạo về nhân lực, Ban quản lý dự án còn kêu gọi từ các nguồn tài trợ và đầu tư xây dựng mẫu nhà lưu trú cho 5 hộ dân đảm bảo khu lưu trú sạch đẹp với công trình vệ sinh, chăn ga gối đệm... phục vụ du khách.
Ông Nguyễn Đức Nha, Trưởng Ban quản lý du lịch cộng đồng Mỹ Sơn cho biết trước đây người dân chủ yếu là làm nông nghiệp, tuy nhiên sau khi được lựa chọn và tập huấn về cách làm du lịch cộng đồng, hiện những hộ gia đình trực tiếp tham gia mô hình này đều tăng thêm thu nhập, mà công việc cũng nhẹ nhàng hơn.
Thôn Mỹ Sơn 237 có hộ dân, đến nay con số tham gia làng du lịch cộng đồng chưa nhiều, nhưng với mô hình phát triển kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường mang tính bền vững này thì tất yếu sẽ có nhiều hộ dân tiếp tục đăng ký tham gia và cần nhân rộng.
Anh Võ Văn Xoa (hộ tiềm năng) cho biết sau khi nhận thấy các hộ dân được tập huấn và mô hình làng du lịch cộng đồng tại Mỹ Sơn đi vào hoạt động khá nhịp nhàng, gia đình anh sẽ viết đơn xin gia nhập mô hình này để tăng thêm thu nhập, đảm bảo đời sống gia đình ổn định hơn./.
ILO và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã tổ chức khảo sát hàng trăm hộ dân tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, qua đó có 40 hộ dân đồng ý tham gia mô hình làng du lịch dựa vào cộng đồng tại Mỹ Sơn.
Tham gia tour cộng đồng tại Mỹ Sơn, du khách sẽ được tham quan tìm hiểu đình Mỹ Sơn, miếu Bà, chùa An Hòa, đi xe đạp quanh thánh địa Mỹ Sơn, thưởng thức những món ẩm thực độc đáo của người dân bản địa như chuối vườn Mỹ Sơn, mỳ Quảng, mít trộn…
Để người dân nắm bắt được về cơ bản phương thức hoạt động kinh doanh đồng thời giao tiếp được với người nước ngoài, Ban quản lý dự án đã tổ chức tập huấn cho người dân về tiếng Anh giao tiếp, công tác quản lý trong kinh doanh, bảo vệ môi trường, sơ cấp cứu…
Ông Charles Bodwell, đại diện tổ chức ILO cho biết mô hình này nằm trong chương trình Tăng cường phát triển du lịch các huyện nằm sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam do chính phủ Luxembourg tài trợ. Qua quá trình đầu tư, tập huấn nâng cao trình độ quản lý cũng như phương thức phục vụ du khách và ký kết hợp đồng với các đơn vị lữ hành, đến nay cơ bản các hộ dân tham gia đều đạt yêu cầu.
Bên cạnh việc đào tạo về nhân lực, Ban quản lý dự án còn kêu gọi từ các nguồn tài trợ và đầu tư xây dựng mẫu nhà lưu trú cho 5 hộ dân đảm bảo khu lưu trú sạch đẹp với công trình vệ sinh, chăn ga gối đệm... phục vụ du khách.
Ông Nguyễn Đức Nha, Trưởng Ban quản lý du lịch cộng đồng Mỹ Sơn cho biết trước đây người dân chủ yếu là làm nông nghiệp, tuy nhiên sau khi được lựa chọn và tập huấn về cách làm du lịch cộng đồng, hiện những hộ gia đình trực tiếp tham gia mô hình này đều tăng thêm thu nhập, mà công việc cũng nhẹ nhàng hơn.
Thôn Mỹ Sơn 237 có hộ dân, đến nay con số tham gia làng du lịch cộng đồng chưa nhiều, nhưng với mô hình phát triển kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường mang tính bền vững này thì tất yếu sẽ có nhiều hộ dân tiếp tục đăng ký tham gia và cần nhân rộng.
Anh Võ Văn Xoa (hộ tiềm năng) cho biết sau khi nhận thấy các hộ dân được tập huấn và mô hình làng du lịch cộng đồng tại Mỹ Sơn đi vào hoạt động khá nhịp nhàng, gia đình anh sẽ viết đơn xin gia nhập mô hình này để tăng thêm thu nhập, đảm bảo đời sống gia đình ổn định hơn./.
Nguyễn Sơn (TTXVN)