Thông cáo báo chí của tổ chức Oxfam và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam ngày 17/6 cho biết, hai tổ chức này vừa công bố hai báo cáo nghiên cứu “Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam” và “Vai trò của thiết chế thôn, bản trong giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam.”
Hai báo cáo này được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố xã hội và kinh tế cấp cộng đồng đã tạo ra các “điểm sáng” về giảm nghèo trong các hộ gia đình và cộng đồng dân tộc thiểu số.
Các báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của cải cách quản trị ở cấp cơ sở (mà nền tảng là các thiết chế thôn bản) đối với giảm nghèo, từ đó nâng cao hiệu quả các chính sách, chương trình-dự án và cung ứng dịch vụ công hướng đến giảm nghèo trong các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ dự án “Theo dõi nghèo theo phương pháp tham gia” do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) tài trợ. Hai nghiên cứu này được tiến hành tại các tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Đắk Nông, Điện Biên, Quảng Trị, Đắk Lắk và Trà Vinh vào cuối năm 2012.
Nghiên cứu của Oxfam và ActionAid áp dụng cách tiếp cận “điểm sáng” trong phân tích các “mô hình giảm nghèo,” nhằm tìm hiểu những yếu tố dẫn đến những hộ gia đình và cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình có kết quả giảm nghèo, cải thiện đời sống tốt hơn các hộ gia đình và cộng đồng khác trong cùng bối cảnh. Những yếu tố tạo nên “điểm sáng” giảm nghèo sau đó được tổng hợp thành một “Khung mô hình giảm nghèo.”
Bà Lê Kim Dung, đại diện Oxfam nói: “Một khung mô hình giảm nghèo được đề xuất, gồm các yếu tố xã hội ở cấp cộng đồng và chiến lược sinh kế hộ gia đình có liên quan mật thiết với nhau, tạo nên các “điểm sáng” về giảm nghèo. Khung “mô hình giảm nghèo” có thể hữu ích trong việc phân tích bối cảnh, thiết kế, thực hiện, theo dõi và đánh giá các chính sách, chương trình-dự án nhằm xây dựng và nhân rộng các “điểm sáng” giảm nghèo tại các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.”
Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện ActionAid nói: “Các thiết chế thôn bản giúp phát huy nội lực cộng đồng và tăng hiệu quả các hỗ trợ từ bên ngoài, từ đó giúp cải thiện đời sống người dân và giảm nghèo.”
Hai báo cáo đưa ra một số khuyến nghị về định hướng chính sách giảm nghèo; một số khuyến nghị phục vụ cho thảo luận chính sách nhằm giảm nghèo bền vững./.
Hai báo cáo này được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố xã hội và kinh tế cấp cộng đồng đã tạo ra các “điểm sáng” về giảm nghèo trong các hộ gia đình và cộng đồng dân tộc thiểu số.
Các báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của cải cách quản trị ở cấp cơ sở (mà nền tảng là các thiết chế thôn bản) đối với giảm nghèo, từ đó nâng cao hiệu quả các chính sách, chương trình-dự án và cung ứng dịch vụ công hướng đến giảm nghèo trong các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ dự án “Theo dõi nghèo theo phương pháp tham gia” do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) tài trợ. Hai nghiên cứu này được tiến hành tại các tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Đắk Nông, Điện Biên, Quảng Trị, Đắk Lắk và Trà Vinh vào cuối năm 2012.
Nghiên cứu của Oxfam và ActionAid áp dụng cách tiếp cận “điểm sáng” trong phân tích các “mô hình giảm nghèo,” nhằm tìm hiểu những yếu tố dẫn đến những hộ gia đình và cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình có kết quả giảm nghèo, cải thiện đời sống tốt hơn các hộ gia đình và cộng đồng khác trong cùng bối cảnh. Những yếu tố tạo nên “điểm sáng” giảm nghèo sau đó được tổng hợp thành một “Khung mô hình giảm nghèo.”
Bà Lê Kim Dung, đại diện Oxfam nói: “Một khung mô hình giảm nghèo được đề xuất, gồm các yếu tố xã hội ở cấp cộng đồng và chiến lược sinh kế hộ gia đình có liên quan mật thiết với nhau, tạo nên các “điểm sáng” về giảm nghèo. Khung “mô hình giảm nghèo” có thể hữu ích trong việc phân tích bối cảnh, thiết kế, thực hiện, theo dõi và đánh giá các chính sách, chương trình-dự án nhằm xây dựng và nhân rộng các “điểm sáng” giảm nghèo tại các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.”
Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện ActionAid nói: “Các thiết chế thôn bản giúp phát huy nội lực cộng đồng và tăng hiệu quả các hỗ trợ từ bên ngoài, từ đó giúp cải thiện đời sống người dân và giảm nghèo.”
Hai báo cáo đưa ra một số khuyến nghị về định hướng chính sách giảm nghèo; một số khuyến nghị phục vụ cho thảo luận chính sách nhằm giảm nghèo bền vững./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN)