Kết quả thăm dò trên mạng mới đây cho thấy các gia đình ở Trung Quốc theo mô hình DINK (Dual Income No Kids - Thu nhập kép và không có trẻ con) đều tỏ ra không hối hận với quyết định của mình.
Mô hình DINK là những đôi sống với nhau, có khả năng và điều kiện sinh con nhưng lựa chọn đời sống không có con cái.
Một cư dân mạng chọn mô hình DINK cho biết: “Tôi không ý định có con. Tôi trông chờ vào nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Con cái làm tôi bận rộn khiến cho tôi không thể cân bằng được giữa sự nghiệp và gia đình.”
Mô hình gia đình DINK thường phát triển tại những thành phố giàu có ở khu vực phía Đông Trung Quốc.
Họ là những người có học vấn cao, thu nhập ổn định và thích đi du lịch. Các gia đình trẻ không muốn bận bịu với con cái, muốn dành toàn bộ tình cảm cho nhau trong “một thế giới chỉ có hai người.”
Sinh nặng đẻ đau là thiên chức bẩm sinh của người phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều cô gái trẻ Trung Quốc không muốn thực hiện thiên chức này. Trước khi hôn nhân, họ buộc bạn trai mình phải cam kết sống theo mô hình DINK.
DINK đã trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi trên mạng ở Trung Quốc. Những người ủng hộ DINK cho rằng lối sống truyền thống lập gia đình và sinh con không nhất thiết phải tuân thủ. Mô hình DINK có thể mang lại cho cuộc sống hôn nhân chất lượng cao hơn.
Những người phản đối lại cho rằng cuộc sống gia đình chẳng còn ý nghĩa nếu không có trẻ thơ. Số người trung lập cho biết họ tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người.
Tuy nhiên, không phải gia đình DINK nào cũng trung thành với quan điểm sống của mình. Một số gia đình DINK khi bước vào tuổi 40 bắt đầu thay đổi lối sống và muốn có con. Điều đó lí giải tại sao nhiều phụ nữ Trung Quốc bắt đầu sinh con đầu lòng khi đã luống tuổi./.
Mô hình DINK là những đôi sống với nhau, có khả năng và điều kiện sinh con nhưng lựa chọn đời sống không có con cái.
Một cư dân mạng chọn mô hình DINK cho biết: “Tôi không ý định có con. Tôi trông chờ vào nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Con cái làm tôi bận rộn khiến cho tôi không thể cân bằng được giữa sự nghiệp và gia đình.”
Mô hình gia đình DINK thường phát triển tại những thành phố giàu có ở khu vực phía Đông Trung Quốc.
Họ là những người có học vấn cao, thu nhập ổn định và thích đi du lịch. Các gia đình trẻ không muốn bận bịu với con cái, muốn dành toàn bộ tình cảm cho nhau trong “một thế giới chỉ có hai người.”
Sinh nặng đẻ đau là thiên chức bẩm sinh của người phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều cô gái trẻ Trung Quốc không muốn thực hiện thiên chức này. Trước khi hôn nhân, họ buộc bạn trai mình phải cam kết sống theo mô hình DINK.
DINK đã trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi trên mạng ở Trung Quốc. Những người ủng hộ DINK cho rằng lối sống truyền thống lập gia đình và sinh con không nhất thiết phải tuân thủ. Mô hình DINK có thể mang lại cho cuộc sống hôn nhân chất lượng cao hơn.
Những người phản đối lại cho rằng cuộc sống gia đình chẳng còn ý nghĩa nếu không có trẻ thơ. Số người trung lập cho biết họ tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người.
Tuy nhiên, không phải gia đình DINK nào cũng trung thành với quan điểm sống của mình. Một số gia đình DINK khi bước vào tuổi 40 bắt đầu thay đổi lối sống và muốn có con. Điều đó lí giải tại sao nhiều phụ nữ Trung Quốc bắt đầu sinh con đầu lòng khi đã luống tuổi./.
Vĩnh Hà/Bắc Kinh (Vietnam+)