Những ngày tháng Bảy này, cả nước quặn lòng hướng về Quảng Trị, một tỉnh miền Trung có kỷ lục về số nghĩa trang liệt sĩ với 72 nghĩa trang tít tắp mộ bia. Và có nghĩa trang thứ 73, chưa về thăm chưa thấu hiểu. Nghe tới “Thành cổ Quảng Trị” người ta dễ hình dung về một di tích thành quách và biết đó là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt thời chống Mỹ cứu nước nhưng không thể cảm nhận hết chất bi tráng khi đứng giữa một khung cảnh mênh mông, mỗi bước chân là một bước đi trên nền đất thấm đẫm máu xương của các Liệt sĩ anh hùng. Chỉ cúi xuống buộc lại dây giầy cũng đã dâng lên nỗi nghẹn ngào “Tự do đổi lấy bao nhiêu máu này!”
Quây quần khóc trong lòng mộ
Khách về Thành cổ viếng thăm ngôi mộ duy nhất trong di tích Thành cổ Quảng Trị rộng 16 ha lại là phần mộ chung. Đó là đài tưởng niệm mang hình một ngôi mộ. Bậc thang đưa lên đài (được coi là phần dương) để thắp nhang tựa như người thăm viếng đứng bên mộ phần như đi thăm bất cứ ngôi mộ nào. Sau đó, có lẽ chỉ ở Thành cổ Quảng Trị mới có, đoàn khách sẽ được dẫn vào lòng ngôi mộ hay còn gọi là phần âm. Điều khiến ai có mặt cũng sững sờ về sự đơn sơ. Bởi chính giữa lòng nấm mộ tượng trưng này chỉ có một tủ kính lưu giữ hành trang của người lính. Một ba lô, một mũ tai bèo, một khẩu súng trường, một bi đông nước… Nỗi đơn sơ về vật chất trong quân trang gây xúc động một thì sự đắng nghẹn dâng lên nhiều lần khi người có mặt bất giác như ngộ ra rằng: "Chỉ vậy thôi ư? Di cốt đâu, dấu tích về những con người đã từng sống, từng chiến đấu vì ngày hôm nay ở đâu?" Câu trả lời là: Không có, không còn gì! Day dứt lắm với những người về thăm, đau xót lắm với những người có thân nhân nằm lại nơi đây. Muốn cầu khấn chỉ gửi lời vào gió. Các anh ở đâu? Vì biết để bảo vệ Thành cổ trong 81 ngày đêm, trung bình một ngày đêm ta phải tăng cường vào đây một đại đội và hôm sau chỉ còn lại vài người, nên không nói ra lời nhưng ai cũng như thèm cúi xuống trước những hàng bia mộ. Vậy mà cuối cùng chúng tôi chỉ biết đứng quây quần bên nhau khóc trong lòng ngôi mộ trống. Khi đồng chí Lê Lương Thọ - đại diện Ban quản lý di tích Thành cổ nói về các anh trong giọng miền Trung ấm tình, nhiều người không cầm được nước mắt. Những tiếng nấc cố nén vẫn bật lên. Ý nghĩ như an ủi thầm vang lên: các anh vẫn ở trong lòng mỗi người, trong niềm tri ân không bao giờ được vơi cạn.
Lời người từ Thành cổ bên dòng sông nghĩa trang... Theo anh Lê Lương Thọ: “Để tham quan di tích Thành cổ Quảng Trị hôm nay, chúng ta không chỉ đến với một di tích mà còn đến với nghĩa trang không có nấm mồ. Di tích Thành cổ Quảng Trị - nghĩa trang Thành cổ Quảng Trị hôm nay tương đương với nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nhưng khác nhau ở chỗ, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn có hơn 10 ngàn ngôi mộ, nhưng tại đây chỉ có đài tưởng niệm này là ngôi mộ chung duy nhất mà thôi. Mỗi tấc đất của Thành cổ Quảng Trị đã thấm đầy máu của các chiến sĩ và dưới lớp cỏ non của Thành cổ vẫn còn rất nhiều hài cốt của các anh đã nằm lại đó và cho đến hôm nay được xem như đã hòa vào mảnh đất thiêng này rồi," anh Thọ nghẹn lời. Anh Thọ chia sẻ: "Trong một đoạn nhật ký của chiến sĩ ta hy sinh đã kể lại rằng anh viết cho mẹ anh một đoạn thế này: 'Mẹ ơi con chắc không còn sống để nhìn thấy mẹ nữa, pháo, pháo suốt ngày đêm. Đầu con lùng bùng như muốn vỡ tung ra, ăn không được, ngủ không được máu tai đã bắt đầu chảy rồi. Như các bạn con khi chết đứa nào cũng đầy máu tai, máu mũi. Pháo trời ơi là pháo, mẹ ơi con chắc không về Bắc với mẹ được nữa.” Người cán bộ Thành cổ với chất giọng trầm ấm tiếp tục: "Bắt đầu từ 28/6 đến 16/9/1972. Địch ném 328 ngàn tấn bom, báo chí phương Tây thời bấy giờ bình luận rằng đây tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroshima Nhật Bản 1945. Do vậy mà sau 81 ngày đêm toàn bộ thị xã và Thành cổ này đã bị san bằng hoàn toàn không còn gì cả." Bên Thành cổ Quảng Trị, Quảng trường đã nối liền không gian giữa Thành cổ và dòng sông Thạch Hãn - dòng sông nghĩa trang. Dòng sông này là nơi yên nghỉ của không biết bao nhiêu chiến sĩ vượt sông chiến đấu năm nào. Hàng năm, cứ đến ngày 30/4 hay ngày 27/7, nhân dân ở đây lại thả những bó hoa xuống dòng sông để tưởng nhớ các liệt sĩ. Tưởng nhớ đồng đội đã không trở về, Lê Bá Dương - một người lính chiến đấu bảo vệ Thành cổ đến bên dòng sông, thả hoa, rót chút rượu xuống dòng nước và viết: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi đôi mươi thành sóng nước/ Giữ yên bờ bãi mãi ngàn năm."
Người dân nơi đây cho biết: “Không có nơi đâu như ở mảnh đất này, người dân lúc mở móng làm nhà, mở đường, thông rãnh thoát nước hay be bờ ruộng đều chuẩn bị thêm vài cỗ tiểu sành, nhang đèn, bởi chắc chắn thế nào khi đặt nhát cuốc xuống lòng đất hẳn cũng gặp hài cốt người lính Thành cổ.” Thế nên, hầu hết người Thành cổ, ngoài ban thờ ông bà tổ tiên, bên mỗi góc sân đều có thêm am thờ vọng để tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ hy sinh còn nằm lại đâu đó trên mảnh đất này đỡ cô quạnh.
Cần lắm bổ sung để xứng tầm! Những năm gần đây, Thành cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ thu hút nhiều du khách trên hành trình xuyên Việt. Du lịch Thành cổ là dịp được tri ân- đậm nghĩa vẹn tình. Tuy nhiên sự thoả lòng vì được thắp nén nhang tưởng nhớ các liệt sĩ lại xen một cảm giác thấy thiếu trong mắt, thấy hẫng trong lòng. Cho dù biết rằng Thành cổ đã bị san phẳng thì có còn gì đâu mà trưng bày như nhiều di tích khác. Đau lòng vì thế nhưng thách thức cũng là đây. Phóng viên Vietnam+ cảm nhận những băn khoăn vương vấn của nhiều người có mặt với những: “Giá như, nếu như, hay là…” Nghĩa là ai đứng giữa mặt bằng mênh mông chỉ có cỏ xanh, cây lá ở Thành cổ cũng muốn được nhìn thấy nhiều hơn, cảm nhận nhiều hơn, biết về các anh nhiều hơn là chỉ có hai trường hợp có lưu lại được thư và kỷ vật… Tuy nhiên, có ý kiến đóng góp rằng khi nơi hy sinh không còn gì thì những người làm công tác “giữ gìn lịch sử” hãy về với các gia đinh liệt sĩ thu nhận và bảo tồn những di vật, những câu chuyện về họ trước khi lên đường vào Thành cổ chiến đấu. Việc làm này không thể chậm trễ vì mẹ, vợ, con của các anh không thể còn mãi với thời gian. Họ là những kho tư liệu sống về người chiến sĩ Thành cổ năm 1972. Tại Bảo tàng Thành cổ tuy còn ít hơn mong đợi nhưng những chứng tích quý giá và thiêng liêng được lưu giữ và thuyết minh đầy cảm xúc, khiến bất cứ ai thăm nơi này đều xúc động, bồi hồi. Đó là di vật của liệt sĩ Lê Văn Quỳnh quê ở Thái Bình. Trước khi nhập ngũ năm 1972, anh Quỳnh đang là sinh viên năm thứ 4 trường đại học Xây dựng khoa Cầu đường và anh mới lấy vợ được 6 ngày, chị tên là Đặng Thị Sơ. Trong lúc tham gia chiến đấu anh Quỳnh đã linh tính và tiên đoán rằng, đất nước sẽ thống nhất và anh sẽ ra đi vĩnh viễn, do vậy anh đã viết trước những là thư vĩnh biệt nhờ đồng đội trao lại cho mẹ, cho vợ, cho bố mẹ vợ với lời nhắn nhủ đầy trách nhiệm với Tổ quốc và gia đình: “Nếu mai đây bạn về nơi chốn cũ/ Tìm giúp tôi người mẹ thương yêu/Nói với người rằng vì nghĩa vụ/ Đứa con yêu đã thác mất rồi!” Anh Lê Văn Quỳnh còn viết thư nhờ bố mẹ vợ động viên vợ anh khi anh hy sinh và khuyên chị nên đi thêm bước nữa, rồi anh gửi lời “chào bà, chào các cậu, các mợ, thôi con đi đây, chào tất cả gia đình làng xóm quê hương…”. Năm 1999 khi thi công hệ thống thoát nước thì ban quản lý đã đào trúng một căn hầm bị sập. Trong 5 bộ hài cốt ở đó có 4 bộ hài cốt không có tên tuổi, duy nhất bộ hài cốt còn lại thì trên mình chiến sĩ mang một sắc-cốp, trong có túi ni long được buộc rất kỹ đựng một số giấy tờ, hai lá thư và hai bức ảnh. Đó là trung uý Lê Binh Chủng với tình yêu huyền thoại cùng chị Phạm Thị Biển Khơi. Anh Lê Binh Chủng nhận nhiệm vụ vào chốt giữ Thành cổ Quảng Trị. Chị Lê Thị Biển Khơi ở hậu phương viết thư vào thông báo cho anh là họ đã có con trai. Được biết, cuối năm 2015, dự án xây dựng và bảo tồn di tích Thành cổ Quảng Trị sẽ hoàn thành để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch, tìm hiểu các di tích lịch sử của các đoàn khách trong và ngoài nước. Rất mong khi ấy, bên cạnh niềm xúc động thành kính không còn ai canh cánh những gì thiêu thiếu…
Quây quần khóc trong lòng mộ
Khách về Thành cổ viếng thăm ngôi mộ duy nhất trong di tích Thành cổ Quảng Trị rộng 16 ha lại là phần mộ chung. Đó là đài tưởng niệm mang hình một ngôi mộ. Bậc thang đưa lên đài (được coi là phần dương) để thắp nhang tựa như người thăm viếng đứng bên mộ phần như đi thăm bất cứ ngôi mộ nào. Sau đó, có lẽ chỉ ở Thành cổ Quảng Trị mới có, đoàn khách sẽ được dẫn vào lòng ngôi mộ hay còn gọi là phần âm. Điều khiến ai có mặt cũng sững sờ về sự đơn sơ. Bởi chính giữa lòng nấm mộ tượng trưng này chỉ có một tủ kính lưu giữ hành trang của người lính. Một ba lô, một mũ tai bèo, một khẩu súng trường, một bi đông nước… Nỗi đơn sơ về vật chất trong quân trang gây xúc động một thì sự đắng nghẹn dâng lên nhiều lần khi người có mặt bất giác như ngộ ra rằng: "Chỉ vậy thôi ư? Di cốt đâu, dấu tích về những con người đã từng sống, từng chiến đấu vì ngày hôm nay ở đâu?" Câu trả lời là: Không có, không còn gì! Day dứt lắm với những người về thăm, đau xót lắm với những người có thân nhân nằm lại nơi đây. Muốn cầu khấn chỉ gửi lời vào gió. Các anh ở đâu? Vì biết để bảo vệ Thành cổ trong 81 ngày đêm, trung bình một ngày đêm ta phải tăng cường vào đây một đại đội và hôm sau chỉ còn lại vài người, nên không nói ra lời nhưng ai cũng như thèm cúi xuống trước những hàng bia mộ. Vậy mà cuối cùng chúng tôi chỉ biết đứng quây quần bên nhau khóc trong lòng ngôi mộ trống. Khi đồng chí Lê Lương Thọ - đại diện Ban quản lý di tích Thành cổ nói về các anh trong giọng miền Trung ấm tình, nhiều người không cầm được nước mắt. Những tiếng nấc cố nén vẫn bật lên. Ý nghĩ như an ủi thầm vang lên: các anh vẫn ở trong lòng mỗi người, trong niềm tri ân không bao giờ được vơi cạn.
Lời người từ Thành cổ bên dòng sông nghĩa trang... Theo anh Lê Lương Thọ: “Để tham quan di tích Thành cổ Quảng Trị hôm nay, chúng ta không chỉ đến với một di tích mà còn đến với nghĩa trang không có nấm mồ. Di tích Thành cổ Quảng Trị - nghĩa trang Thành cổ Quảng Trị hôm nay tương đương với nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nhưng khác nhau ở chỗ, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn có hơn 10 ngàn ngôi mộ, nhưng tại đây chỉ có đài tưởng niệm này là ngôi mộ chung duy nhất mà thôi. Mỗi tấc đất của Thành cổ Quảng Trị đã thấm đầy máu của các chiến sĩ và dưới lớp cỏ non của Thành cổ vẫn còn rất nhiều hài cốt của các anh đã nằm lại đó và cho đến hôm nay được xem như đã hòa vào mảnh đất thiêng này rồi," anh Thọ nghẹn lời. Anh Thọ chia sẻ: "Trong một đoạn nhật ký của chiến sĩ ta hy sinh đã kể lại rằng anh viết cho mẹ anh một đoạn thế này: 'Mẹ ơi con chắc không còn sống để nhìn thấy mẹ nữa, pháo, pháo suốt ngày đêm. Đầu con lùng bùng như muốn vỡ tung ra, ăn không được, ngủ không được máu tai đã bắt đầu chảy rồi. Như các bạn con khi chết đứa nào cũng đầy máu tai, máu mũi. Pháo trời ơi là pháo, mẹ ơi con chắc không về Bắc với mẹ được nữa.” Người cán bộ Thành cổ với chất giọng trầm ấm tiếp tục: "Bắt đầu từ 28/6 đến 16/9/1972. Địch ném 328 ngàn tấn bom, báo chí phương Tây thời bấy giờ bình luận rằng đây tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroshima Nhật Bản 1945. Do vậy mà sau 81 ngày đêm toàn bộ thị xã và Thành cổ này đã bị san bằng hoàn toàn không còn gì cả." Bên Thành cổ Quảng Trị, Quảng trường đã nối liền không gian giữa Thành cổ và dòng sông Thạch Hãn - dòng sông nghĩa trang. Dòng sông này là nơi yên nghỉ của không biết bao nhiêu chiến sĩ vượt sông chiến đấu năm nào. Hàng năm, cứ đến ngày 30/4 hay ngày 27/7, nhân dân ở đây lại thả những bó hoa xuống dòng sông để tưởng nhớ các liệt sĩ. Tưởng nhớ đồng đội đã không trở về, Lê Bá Dương - một người lính chiến đấu bảo vệ Thành cổ đến bên dòng sông, thả hoa, rót chút rượu xuống dòng nước và viết: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi đôi mươi thành sóng nước/ Giữ yên bờ bãi mãi ngàn năm."
Người dân nơi đây cho biết: “Không có nơi đâu như ở mảnh đất này, người dân lúc mở móng làm nhà, mở đường, thông rãnh thoát nước hay be bờ ruộng đều chuẩn bị thêm vài cỗ tiểu sành, nhang đèn, bởi chắc chắn thế nào khi đặt nhát cuốc xuống lòng đất hẳn cũng gặp hài cốt người lính Thành cổ.” Thế nên, hầu hết người Thành cổ, ngoài ban thờ ông bà tổ tiên, bên mỗi góc sân đều có thêm am thờ vọng để tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ hy sinh còn nằm lại đâu đó trên mảnh đất này đỡ cô quạnh.
Cần lắm bổ sung để xứng tầm! Những năm gần đây, Thành cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ thu hút nhiều du khách trên hành trình xuyên Việt. Du lịch Thành cổ là dịp được tri ân- đậm nghĩa vẹn tình. Tuy nhiên sự thoả lòng vì được thắp nén nhang tưởng nhớ các liệt sĩ lại xen một cảm giác thấy thiếu trong mắt, thấy hẫng trong lòng. Cho dù biết rằng Thành cổ đã bị san phẳng thì có còn gì đâu mà trưng bày như nhiều di tích khác. Đau lòng vì thế nhưng thách thức cũng là đây. Phóng viên Vietnam+ cảm nhận những băn khoăn vương vấn của nhiều người có mặt với những: “Giá như, nếu như, hay là…” Nghĩa là ai đứng giữa mặt bằng mênh mông chỉ có cỏ xanh, cây lá ở Thành cổ cũng muốn được nhìn thấy nhiều hơn, cảm nhận nhiều hơn, biết về các anh nhiều hơn là chỉ có hai trường hợp có lưu lại được thư và kỷ vật… Tuy nhiên, có ý kiến đóng góp rằng khi nơi hy sinh không còn gì thì những người làm công tác “giữ gìn lịch sử” hãy về với các gia đinh liệt sĩ thu nhận và bảo tồn những di vật, những câu chuyện về họ trước khi lên đường vào Thành cổ chiến đấu. Việc làm này không thể chậm trễ vì mẹ, vợ, con của các anh không thể còn mãi với thời gian. Họ là những kho tư liệu sống về người chiến sĩ Thành cổ năm 1972. Tại Bảo tàng Thành cổ tuy còn ít hơn mong đợi nhưng những chứng tích quý giá và thiêng liêng được lưu giữ và thuyết minh đầy cảm xúc, khiến bất cứ ai thăm nơi này đều xúc động, bồi hồi. Đó là di vật của liệt sĩ Lê Văn Quỳnh quê ở Thái Bình. Trước khi nhập ngũ năm 1972, anh Quỳnh đang là sinh viên năm thứ 4 trường đại học Xây dựng khoa Cầu đường và anh mới lấy vợ được 6 ngày, chị tên là Đặng Thị Sơ. Trong lúc tham gia chiến đấu anh Quỳnh đã linh tính và tiên đoán rằng, đất nước sẽ thống nhất và anh sẽ ra đi vĩnh viễn, do vậy anh đã viết trước những là thư vĩnh biệt nhờ đồng đội trao lại cho mẹ, cho vợ, cho bố mẹ vợ với lời nhắn nhủ đầy trách nhiệm với Tổ quốc và gia đình: “Nếu mai đây bạn về nơi chốn cũ/ Tìm giúp tôi người mẹ thương yêu/Nói với người rằng vì nghĩa vụ/ Đứa con yêu đã thác mất rồi!” Anh Lê Văn Quỳnh còn viết thư nhờ bố mẹ vợ động viên vợ anh khi anh hy sinh và khuyên chị nên đi thêm bước nữa, rồi anh gửi lời “chào bà, chào các cậu, các mợ, thôi con đi đây, chào tất cả gia đình làng xóm quê hương…”. Năm 1999 khi thi công hệ thống thoát nước thì ban quản lý đã đào trúng một căn hầm bị sập. Trong 5 bộ hài cốt ở đó có 4 bộ hài cốt không có tên tuổi, duy nhất bộ hài cốt còn lại thì trên mình chiến sĩ mang một sắc-cốp, trong có túi ni long được buộc rất kỹ đựng một số giấy tờ, hai lá thư và hai bức ảnh. Đó là trung uý Lê Binh Chủng với tình yêu huyền thoại cùng chị Phạm Thị Biển Khơi. Anh Lê Binh Chủng nhận nhiệm vụ vào chốt giữ Thành cổ Quảng Trị. Chị Lê Thị Biển Khơi ở hậu phương viết thư vào thông báo cho anh là họ đã có con trai. Được biết, cuối năm 2015, dự án xây dựng và bảo tồn di tích Thành cổ Quảng Trị sẽ hoàn thành để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch, tìm hiểu các di tích lịch sử của các đoàn khách trong và ngoài nước. Rất mong khi ấy, bên cạnh niềm xúc động thành kính không còn ai canh cánh những gì thiêu thiếu…
Thành cổ được vua Gia Long ra lệnh xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19, sau được vua Minh Mạng cho xây lại với chức năng quân sự. Dưới thời Nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là thành lũy quân sự bảo vệ kinh đô Huế. Trong trận đánh 81 ngày đêm năm xưa tại Thành cổ, 14.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh với vô vàn câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh quên mình của rất nhiều chiến sĩ tuổi đôi mươi. |
Nguyễn Anh (Vietnam+)