Giám đốc điều hành Tập đoàn Microsoft, Steve Ballmer cho biết hôm qua 11/7, ông đã quyết định tổ chức lại các công ty phần mềm và truyền thông trực thuộc theo các mảng thiết bị như điện thoại, máy chơi game và các dịch vụ.
Đây là sự thay đổi lớn đầu tiên của "Gã khổng lồ" phần mềm trong vòng năm năm qua.
Microsoft hiện đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thiết bị di động và các dịch vụ trên nền web, sẽ được tổ chức lại các bộ phận kỹ thuật của mình thành bốn nhóm chính và thay đổi một số giám đốc điều hành.
Bốn nhóm kỹ thuật mới là hệ điều hành, các ứng dụng, dịch vụ đám mây trên nền web và các thiết bị phần cứng.
Tất cả sẽ phát triển theo một chiến lược phát triển chung của cả tập đoàn.
"Chúng ta sẽ tập hợp sau một chiến lược duy nhất," Ballmer nói trong một bức thư gửi cho nhân viên được công bố trên trang web của Microsoft hôm qua.
Cũng trong đợt tái cơ cấu lại tập đoàn lần này, Kurt DelBene, Chủ tịch công ty phần mềm Microsoft Office, sẽ nghỉ hưu.
Theo chuyên gia phân tích thị trường của công ty Cross Research, Richard Williams nhận định: "Từ góc độ chiến lược, có vẻ như họ (Microsoft) chỉ tinh giản các nhóm hoạt động để mang tất cả chúng tạo thành một nhóm gồm tất cả cả mảng ứng dụng, điện toán đám mây và thiết bị."
Giám đốc điều hành Tập đoàn Microsoft, Steve Ballmer đang cố gắng để đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn và làm cho bộ máy hoạt động của tập đoàn hiệu quả hơn, và muốn lôi kéo mọi người sử dụng nhiều hơn sản phẩm của Microsoft, như Word và Office, trên một loạt các thiết bị bên cạnh máy tính cá nhân.
Tuy nhiên, trên thực tế Microsoft đang phải vật lộn với sự suy giảm mạnh doanh số bán máy tính cá nhân, từ đó làm giảm mạnh doanh thu phần mềm của hãng khi người tiêu dùng và một số doanh nghiệp ngày càng dành nhiều quan tâm cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Động thái tái cơ cấu lại tập đoàn của Ballmer được cho là hành động nằm trong chiến lược đưa Microsoft hoạt động theo mô hình đối thủ Apple. Nhà sản xuất iPhone và iPad đã vượt qua Microsoft về doanh số và giá trị thị trường chứng khoán trong những năm qua bởi việc ghép chung các mảng thiết bị với các dịch vụ trực tuyến như iTunes./.
Đây là sự thay đổi lớn đầu tiên của "Gã khổng lồ" phần mềm trong vòng năm năm qua.
Microsoft hiện đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thiết bị di động và các dịch vụ trên nền web, sẽ được tổ chức lại các bộ phận kỹ thuật của mình thành bốn nhóm chính và thay đổi một số giám đốc điều hành.
Bốn nhóm kỹ thuật mới là hệ điều hành, các ứng dụng, dịch vụ đám mây trên nền web và các thiết bị phần cứng.
Tất cả sẽ phát triển theo một chiến lược phát triển chung của cả tập đoàn.
"Chúng ta sẽ tập hợp sau một chiến lược duy nhất," Ballmer nói trong một bức thư gửi cho nhân viên được công bố trên trang web của Microsoft hôm qua.
Cũng trong đợt tái cơ cấu lại tập đoàn lần này, Kurt DelBene, Chủ tịch công ty phần mềm Microsoft Office, sẽ nghỉ hưu.
Theo chuyên gia phân tích thị trường của công ty Cross Research, Richard Williams nhận định: "Từ góc độ chiến lược, có vẻ như họ (Microsoft) chỉ tinh giản các nhóm hoạt động để mang tất cả chúng tạo thành một nhóm gồm tất cả cả mảng ứng dụng, điện toán đám mây và thiết bị."
Giám đốc điều hành Tập đoàn Microsoft, Steve Ballmer đang cố gắng để đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn và làm cho bộ máy hoạt động của tập đoàn hiệu quả hơn, và muốn lôi kéo mọi người sử dụng nhiều hơn sản phẩm của Microsoft, như Word và Office, trên một loạt các thiết bị bên cạnh máy tính cá nhân.
Tuy nhiên, trên thực tế Microsoft đang phải vật lộn với sự suy giảm mạnh doanh số bán máy tính cá nhân, từ đó làm giảm mạnh doanh thu phần mềm của hãng khi người tiêu dùng và một số doanh nghiệp ngày càng dành nhiều quan tâm cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Động thái tái cơ cấu lại tập đoàn của Ballmer được cho là hành động nằm trong chiến lược đưa Microsoft hoạt động theo mô hình đối thủ Apple. Nhà sản xuất iPhone và iPad đã vượt qua Microsoft về doanh số và giá trị thị trường chứng khoán trong những năm qua bởi việc ghép chung các mảng thiết bị với các dịch vụ trực tuyến như iTunes./.
Việt Đức (Vietnam+)