Hãng Microsoft đã thông báo về thủ tục thông qua ứng dụng trên gian hàng Metro (Metro Store), chuyên dành cho các phần mềm mang giao diện kiểu mới dùng cho hệ điều hành Windows 8.
Điểm đáng chú ý ở đây là “gã khổng lồ phần mềm” đề nghị các nhà phát triển thông báo tên ứng dụng trước, rồi sau đó họ có thể lập trình sau.
Microsoft quy ước mỗi ứng dụng cho Metro Store đều có một tên riêng biệt, không giống phần mềm cho Windows Phone có thể trùng lặp tên với nhau. Do vậy, các nhà phát triển cần phải nhanh chân chọn tên cho ứng dụng tương lai của mình để còn “giữ chỗ.”
Lập luận cho cách thức quản lý mới này, Microsoft tin rằng khi họ sớm được làm việc với các nhà phát triển ngay từ đầu, thì họ sẽ có cơ hội để trao đổi nhiều hơn, khuyến khích giới lập trình xem xét những tính năng thú vị liên quan để đưa vào ứng dụng dành cho Metro Store.
Ở cách làm việc quen thuộc trước đây, một nhà lập trình có ý tưởng về phần mềm nào đó, thì người đấy sẽ viết code, tạo ra ứng dụng (khi đó họ mới tiến hành đặt tên) và gửi lên chờ Microsoft thông qua.
Như vậy, Microsoft chỉ có thể được tiếp xúc với một sản phẩm đã ở giai đoạn hoàn tất. Trong khi đó, với cách làm việc mới, giới phát triển cần nghĩ trước một cái tên không “đụng hàng,” và trình trước cho Microsoft thông qua.
Lúc này, “gã khổng lồ phần mềm” có cơ hội biết về kế hoạch của nhà lập trình, để đưa ra góp ý, đề nghị, qua đó giúp nâng cao chất lượng ứng dụng, tăng tính hiệu quả hợp tác giữa 2 bên.
Quy trình trên hứa hẹn ở một bước tiến đột phá mới để Microsoft xây dựng nên một Metro Store khác biệt.
Vị quản lý lập trình Jonathan Garrigues của Microsoft bày tỏ: “Một ưu điểm của chính sách 'đặt tên trước, viết code sau' là các nhà phát triển có thể sớm tiếp cận với chúng tôi trước khi tạo ra sản phẩm của họ. Do đó, họ sẽ nhận được những đề nghị, lời khuyên quan trọng để tạo ra phần mềm tương lai hiệu quả hơn.”
Microsoft cũng hứa hẹn rằng họ sẽ xây dựng một quy trình thông qua ứng dụng cho Metro Store thật khoa học, nhanh chóng, để các nhà phát triển dễ dàng nắm bắt được, qua đó thúc đẩy họ nỗ lực làm việc và đóng góp cho gian hàng ứng dụng mới của Microsoft./.
Điểm đáng chú ý ở đây là “gã khổng lồ phần mềm” đề nghị các nhà phát triển thông báo tên ứng dụng trước, rồi sau đó họ có thể lập trình sau.
Microsoft quy ước mỗi ứng dụng cho Metro Store đều có một tên riêng biệt, không giống phần mềm cho Windows Phone có thể trùng lặp tên với nhau. Do vậy, các nhà phát triển cần phải nhanh chân chọn tên cho ứng dụng tương lai của mình để còn “giữ chỗ.”
Lập luận cho cách thức quản lý mới này, Microsoft tin rằng khi họ sớm được làm việc với các nhà phát triển ngay từ đầu, thì họ sẽ có cơ hội để trao đổi nhiều hơn, khuyến khích giới lập trình xem xét những tính năng thú vị liên quan để đưa vào ứng dụng dành cho Metro Store.
Ở cách làm việc quen thuộc trước đây, một nhà lập trình có ý tưởng về phần mềm nào đó, thì người đấy sẽ viết code, tạo ra ứng dụng (khi đó họ mới tiến hành đặt tên) và gửi lên chờ Microsoft thông qua.
Như vậy, Microsoft chỉ có thể được tiếp xúc với một sản phẩm đã ở giai đoạn hoàn tất. Trong khi đó, với cách làm việc mới, giới phát triển cần nghĩ trước một cái tên không “đụng hàng,” và trình trước cho Microsoft thông qua.
Lúc này, “gã khổng lồ phần mềm” có cơ hội biết về kế hoạch của nhà lập trình, để đưa ra góp ý, đề nghị, qua đó giúp nâng cao chất lượng ứng dụng, tăng tính hiệu quả hợp tác giữa 2 bên.
Quy trình trên hứa hẹn ở một bước tiến đột phá mới để Microsoft xây dựng nên một Metro Store khác biệt.
Vị quản lý lập trình Jonathan Garrigues của Microsoft bày tỏ: “Một ưu điểm của chính sách 'đặt tên trước, viết code sau' là các nhà phát triển có thể sớm tiếp cận với chúng tôi trước khi tạo ra sản phẩm của họ. Do đó, họ sẽ nhận được những đề nghị, lời khuyên quan trọng để tạo ra phần mềm tương lai hiệu quả hơn.”
Microsoft cũng hứa hẹn rằng họ sẽ xây dựng một quy trình thông qua ứng dụng cho Metro Store thật khoa học, nhanh chóng, để các nhà phát triển dễ dàng nắm bắt được, qua đó thúc đẩy họ nỗ lực làm việc và đóng góp cho gian hàng ứng dụng mới của Microsoft./.
Văn Hưng (Vietnam+)