Dịch vụ giặt chăn và bảo quản đệm không thiếu. Thế nhưng, bỏ ra hàng trăm nghìn cũng không phải là phương án tối ưu trong thời kỳ kinh tế khó khăn và túi tiền eo hẹp thế này. Trong khi đó, mất một chút thời gian vào những ngày cuối tuần, bạn hoàn toàn có thể giặt và bảo quản chăn đệm một cách khoa học nhất. Giặt chăn Ruột chăn bạn nên giặt 2-3 lần trong năm. Điều thú vị là dùng máy giặt để giặt chăn sẽ tốt hơn là giặt khô. Sau khi giặt thì mang ra phơi ngoài trời, nên chọn ngày có nắng để giặt ruột chăn. Trước khi cất chăn, đệm, bạn có thể mang là lượt vỏ chăn, ga một lượt. Dùng vải lót cho bộ chăn ga nếu cất trong tủ gỗ vì có một số loại gỗ có thể làm hỏng vải. Bạn cũng nên tránh để mặt phải của ga gối tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nếu có thể. Đặc biệt là ánh sáng mặt trời sẽ làm cho ga gối chóng bị mất màu. Cách bảo quản chăn lông vũ: Theo thời gian, chăn lông vũ sẽ bị xẹp đi, để giữ chiếc chăn được xốp bạn nên giũ chúng mỗi ngày. Vào ngày trời nắng, bạn có thể cẩn thận đập xẹp chiếc chăn phơi ra ngoài trời nắng để thoáng những sợi lông ở bên trong chăn. Chăn lông vũ nên được giặt khoảng 5 năm/ 1 lần và chỉ khi nào thật sự cần thiết. Giặt chúng quá thường xuyên sẽ làm phá vỡ những bó lông ở trong chăn, làm giảm khả năng giữ nhiệt của chăn. Khi bạn cần giặt chăn, hãy mang đến tiệm giặt là chuyên dụng và có kinh nghiệm trong việc giặt chăn lông vũ. Nếu bạn muốn tự mình giặt chăn lông vũ, bạn có thể giặt bằng tay và đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất. Xà phòng quá mạnh sẽ làm mất phần dầu ở lông có tác dụng giữ độ ẩm cho da khi bạn bạn ngủ. Sấy khô chăn ở nhiệt độ vừa, kiểm tra thường xuyên đảm bảo chăn không bị nóng quá. Tuy nhiên, cũng phải luôn đảm bảo chiếc chăn được sấy khô, bởi vì lông có thể bị mốc hoặc nấm. Tốt nhất để tránh việc phải giặt chăn, bạn nên dùng vỏ chăn để đảm bảo chăn của bạn được bảo vệ khỏi bụi bẩn, và bạn sẽ tận hưởng một chiếc giường ấm áp trong rất nhiều năm.
Vệ sinh đệm Khâu vệ sinh đệm, bạn cần có nước sạch, nước sô đa, xà phòng, máy hút bụi, găng tay… Đầu tiên, rưới đều nước sô đa lên mặt tấm nệm, để khoảng 30 phút cho nước sô đa thấm đều và làm sạch mùi mồ hôi lâu ngày cũng như các vết bụi bẩn bám trên nệm. Sau đó, bạn hãy dùng máy hút bụi làm khô đệm. Việc này sẽ giúp lấy sạch bụi bẩn trên bề mặt cũng như phía bên trong của tấm đệm. Nếu máy hút bụi không thể làm sạch hết các vết bụi bẩn trên đệm, bạn cũng có thể lật tấm đệm lại, dùng một chiếc gậy đập đều trên bề mặt nệm cho bụi bẩn bay ra, sau đó dùng máy hút bụi hút lại một lần nữa cho thật sạch. Với các loại đệm mút mỏng, bạn có thể vệ sinh bằng cách đem ra chỗ thoáng, rộng, dùng cây hoặc thanh gỗ đập đều trên bề mặt nệm, sau đó giũ sạch và phơi nắng cho bay hết mùi mồ hôi.
Còn đối với các loại đệm dày, bạn nên nhúng ướt một tấm khăn lông lớn hoặc ga trải giường, sau đó trải lên tấm đệm và dùng cây đập cho bụi trong đệm bay ra. Tấm khăn lông ướt sẽ hút hết các bụi bẩn bay ra khi bạn đập tấm đệm. Đối với các tấm đệm dày, bạn sẽ phải làm vài lần như vậy, sau đó đem phơi nắng hoặc chỗ thoáng cho khô. Đối với những vết ố bẩn, vết máu hay nước tiểu… bạn có thể dùng một chiếc khăn nhỏ hoặc bông gòn, thấm oxy già để chà lên vết bẩn, sau đó đem tấm đệm ra phơi nắng hoặc có thể dùng máy hút bụi hay quạt để làm khô.
Một số điều bạn nên lưu ý để giữ đệm bền, tốt: - Để tránh gây biến dạng, hư hỏng, bạn hãy luôn đặt nệm trên mặt phằng đều, không lồi lõm hoặc bị cong. |
(Đẹp/Vietnam+)