Mẹo giúp phục hồi nhanh làn da bị cháy nắng đơn giản mà hiệu quả

Thường xuyên tiếp xúc với tia UVA/UVB có thể gây bỏng da và làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều tổn thương khác như lão hóa da, nám da, bong da và ung thư da.

Da bị cháy nắng. (Ảnh: Getty images)
Da bị cháy nắng. (Ảnh: Getty images)

Cháy nắng là tình trạng da trở nên đỏ ửng và bỏng rát khi chạm vào, thường xảy ra sau khi có nhiều giờ đồng hồ tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong ánh nắng Mặt Trời hoặc các nguồn ánh sáng nhân tạo khác.

Thường xuyên tiếp xúc với tia UVA/UVB có thể gây bỏng da và làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều tổn thương khác như lão hóa da, nám da, bong da và ung thư da.

Làn da bị cháy nắng kéo dài bao lâu sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cháy nắng. Có 3 mức độ da bị cháy nắng.

Cháy nắng mức độ nhẹ thường có biểu hiện với các vị trí đỏ và rát nhẹ, có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào mà tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời liên tục từ 3 đến 5 ngày. Ở mức độ này vẫn có thể xuất hiện tình trạng da có những mảng bong tróc trong vài ngày và điều này thể hiện rằng làn da đang được tái tạo.

Cháy nắng ở mức độ vừa phải sẽ có xu hướng đau rát hơn. Da sẽ gặp các dấu hiệu ửng đỏ, sưng và có cảm giác nóng khi chạm vào. và thường phải mất khoảng 1 tuần để chữa lành hoàn toàn. Sau đó, da vẫn có thể diễn ra tình trạng bọc tróc trong vài ngày.

Cháy nắng ở mức độ nghiêm trọng được xem là mức báo động vì khi đó làn da bị cháy nắng có thể bị phồng rộp, đau đớn, da rất đỏ. Mức độ này có thể mất khoảng từ 2 đến 3 tuần để phục hồi.

Khi gặp tình trạng này bạn cần đến gặp bác sỹ để điều trị kịp thời; đồng thời phải hạn chế đi ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng.

da bi chay nang2.jpg
(Ảnh: Getty images)

1. Hậu quả của việc da bị cháy nắng

Khi da bị cháy nắng không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

Đỏ da: Vì tia cực tím tiếp xúc với da quá lâu làm các mao mạch máu bị vỡ, giãn, gây đỏ rát. Nếu nặng sẽ gây ra bệnh rosacea (chứng đỏ mặt).

Da không đều màu: Ảnh hưởng của tia UVA gây ra tình trạng da sạm đen, nám, tàn nhang, đốm nâu vì UVA sẽ làm da sinh ra hắc sắc tố Melanin.

Da khô sạm: Tiếp xúc lâu với ánh nắng làm cho da bị thiếu nước gây ra tình trạng da bị khô, bong tróc và chảy máu.

Lão hóa sớm: Dấu hiệu lão hóa sớm bao gồm sự xuất hiện sớm của các đường nhăn, nếp nhăn, và sắc tố ở các khu vực khác nhau của da (đặc biệt là mặt và cổ). Cháy nắng cũng là một nguyên nhân chính gây lão hóa sớm.

lao hoa.JPG
(Ảnh: Getty images)

Ung thư da: Tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời ở mức độ vừa phải không gây ung thư da. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng da sạm đen vì cháy nắng một cách rất dễ dàng và sự đổi màu da này sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian dài cho thấy bạn đang có quá nhiều thời gian phơi nhiễm với ánh nắng Mặt Trời.

Bức xạ UV là một nguyên nhân rất phổ biến gây ra ung thư da. Những bức xạ khắc nghiệt này có xu hướng làm hỏng DNA của tế bào. Tổn thương vĩnh viễn đối với DNA có thể khiến tế bào phân chia không kiểm soát được và dẫn đến ung thư da. Những người có làn da ít sắc tố dễ bị ung thư da hơn những người có nhiều sắc tố.

2. Cách phục hồi da bị cháy nắng

Nếu như không may bạn bị cháy nắng, đừng vội lo lắng vì đã có cách hồi phục da bị cháy nắng theo 4 bước sau.

Làm sạch da

Đây là bước không thể bỏ qua trong quá trình phục hồi da bị cháy nắng. Bạn hãy dùng nước mát có trong vòi hoa sen để rửa vết bỏng do cháy nắng hoặc ngâm mình trong bồn nước mát để cho da được làm dịu.

Bạn cần lưu ý không dùng nước đá vì thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ làm da bị bỏng lạnh, tốc độ hồi phục giảm và không chà xát mạnh để làm da bị tổn thương nặng hơn.

rua mat voi nuoc sach.jpg
(Ảnh: Getty images)

Làm dịu da

Để làm dịu vết cháy nắng trên da và bổ sung độ ẩm, thúc đẩy quá trình hồi phục da bạn nên dùng gel hoặc mặt nạ lô hội đắp lên vùng da bị tổn thương. Ngoài ra các loại mặt nạ từ sữa chua, cà chua, dưa leo,... cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự.

Đặc biệt, nếu trên da đang có vết thương hở thì nên bỏ qua bước này để tránh xảy ra nhiễm khuẩn do dùng nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh.

Dưỡng ẩm để hồi phục da

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm là một thao tác không thể bỏ qua khi phục hồi da cháy nắng. Tác dụng của bước này là tạo rào cản bảo vệ da trước các tác nhân gây hại từ môi trường, giúp da không bị khô và bong tróc để trở nên khỏe mạnh hơn.

kem duong am.jpg
(Ảnh: Getty images)

Bổ sung nước

Da càng bị bỏng nắng nặng thì tình trạng mất nước càng nghiêm trọng. Vì vậy bổ sung nước là việc cần thiết. Bạn có thể uống nước lọc hoặc ép trái cây giàu vitamin E, C, A vừa giúp da khỏe đẹp vừa tăng cường đề kháng cho da.

3. Mẹo phục hồi da bị cháy nắng bằng nguyên liệu sẵn có

Ngoài các biện pháp phục hồi da bị cháy nắng ở trên, để giúp hỗ trợ cải thiện làn da bị cháy nắng hiệu quả, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phục hồi da bị cháy nắng bằng những nguyên liệu dễ mua hoặc sẵn có trong từng gia đình.

Nha đam

Để dưỡng trắng da hiệu quả, nha đam là một nguyên liệu bạn không nên bỏ qua. Ngoài khả năng làm trắng da, nha đam còn giúp dưỡng ẩm cho da, giúp bạn có được làn da căng mịn, tràn trề sức sống.

Bạn dùng một nhánh nha đam nhỏ, cắt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài và sử dụng lớp gel bên trong để thoa lên vùng da bị cháy nắng trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau, rửa sạch mặt và thực hiện các bước dưỡng da như thông thường. Nếu kiên trì sử dụng phương pháp này sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

nha dam.JPG
(Ảnh: Getty images)

Dưa chuột

Dưa chuột là loại trái cây mang tính mát, giúp làm dịu da và dưỡng ẩm cho làn da bị cháy nắng vô cùng hiệu quả.

Bạn hãy trộn hai thìa nước ép dưa chuột với một thìa nước cốt chanh, thoa hỗn hợp lên da, để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Đơn giản hơn, bạn có thể thái dưa chuột thành từng lát mỏng, đắp lên mặt và nằm thư giãn trong vòng 30 phút. Sau đó hãy rửa mặt thật sạch và dưỡng da như thông thường.

dua chuot.jpg
(Ảnh: Getty images)

Trà xanh

Trong lá trà xanh có các chất diệp lục cùng EGCG chống ôxy hóa và chứa nhiều axít có lợi cho da. Việc sử dụng lá trà xanh đúng cách sẽ giúp giảm thiểu được sự tác động của ánh nắng Mặt Trời và các tia UV có hại đối với làn da.

Để khôi phục làn da mặt bị cháy nắng, bạn hãy sử dụng một thìa bột trà xanh trộn cùng với hai thìa sữa tươi không đường để đắp mặt hàng ngày. Sau một thời gian, làn da sẽ được cải thiện đáng kể, trắng sáng và mềm mịn hơn.

bot tra xanh.jpg
(Ảnh: Getty images)

Quả chanh

Chanh là một trong những nguyên liệu tuyệt vời giúp phục hồi làn da bị tổn thương do nắng Mặt Trời nhờ khả năng tẩy trắng tự nhiên hiệu quả.

Bạn lấy một chút nước chanh tươi, trộn cùng với một thìa nước lọc rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị cháy nắng, để khô rồi rửa sạch bằng nước mát.

Tuy nhiên, chanh sẽ khiến làn da dễ bắt nắng hơn nên bạn cần chú ý đến việc che chắn và bảo vệ da khi đi ra ngoài.

nuoc chanh tuoi.jpg
(Ảnh: Getty images)

Lòng trắng trứng

Trong lòng trắng trứng có chứa nhiều enzyme tự nhiên, giúp dưỡng trắng và dưỡng ẩm cho da, khắc phục vùng da bị tổn thương do cháy nắng hiệu quả.

Với những người vừa bị cháy nắng, bạn lấy một lòng trắng trứng thoa trực tiếp lên da sẽ giúp giảm cảm giác đau rát, khó chịu cho da hiệu quả. Sau khoảng 15 phút, bạn hãy rửa lại mặt bằng nước sạch.

long trang trung ga.jpg
(Ảnh: Getty images)

Giấm trắng

Bạn có thể sử dụng một thìa giấm, trộn với một thìa nước và dùng bông tẩy trang để thoa lên vùng da bị tổn thương do cháy nắng.

Bạn cũng có thể cho hỗn hợp vào chai xịt rồi phun nhẹ nhàng lên vùng da đó. Sau khoảng 15 phút, bạn hãy làm sạch da bằng nước lạnh và thực hiện các bước dưỡng ẩm, dưỡng trắng cho da.

giam trang.jpg
(Ảnh: Getty images)

Sữa tươi

Sữa tươi là nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho những người đang gặp phải tình trạng làn da cháy nắng.

Bạn lấy một thìa sữa tươi không đường, dùng bông tẩy trang thấm sữa rồi thoa lên da.

Ngoài ra, bạn có thể dùng sữa chua không đường để cải thiện độ trắng cho làn da hiệu quả.

sua tuoi.jpg
(Ảnh: Getty images)

4. Cách ngăn ngừa da bị cháy nắng

Theo chuyên gia khuyên rằng trước khi ra đường, bạn vẫn nên ngăn ngừa da bị cháy nắng và bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời bằng một số biện pháp sau.

Tránh tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Tránh sử dụng các giường tắm nắng.

Che chắn khi đi ra ngoài.

Sử dụng kem chống nắng có thành phần khoáng trong khoảng SPF 30-50./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục