Một giờ đồng hồ lái xe trong điều kiện giao thông đông đúc có thể sánh ngang với 6 giờ lao động chân tay thông thường. Do đó, không quá khó hiểu khi người cầm lái rất dễ ngủ gật.
Đối phó với cơn buồn ngủ
Thống kê cho thấy, ngủ gật sau tay lái là nguyên nhân dẫn tới 20% số vụ tai nạn, đặc biệt với chuyến đi dài ngày. Theo nhận xét của các chuyên gia thì nguy cơ ngủ gật sẽ tăng rất cao nếu cầm lái quá 12 tiếng đồng hồ liên tục.
Thần kinh mệt mỏi
Trên thực tế, nếu lái xe đường dài, người cầm lái hay gặp vấn đề với những cơn buồn ngủ. Nhưng sẽ mệt mỏi hơn rất nhiều khi lái xe trong thành phố, đặc biệt vào giờ cao điểm hoặc gặp ùn tắc giao thông hay khi thời tiết nóng nực bởi hệ thần kinh và mắt đều phải hoạt động với cường độ cao.
Đó là chưa tính đến tác động của khí thải độc hại. Chính những yếu tố này dễ khiến hệ thần kinh mệt mỏi và dẫn đến cơn buồn ngủ.
Nhịp độ sinh học
Theo một nghiên cứu khoa học thì đồng hồ sinh học của bạn sẽ hạ thấp trong một khoảng thời gian nhất định và rất nguy hiểm, nhất là khi bạn lái xe từ nửa đêm đến 6 giờ sáng hoặc từ 2-4 giờ chiều. Đàn ông dưới 30 tuổi thường dễ ngủ gật nhất sau vôlăng vào khoảng thời gian đầu giờ sáng.
Trong khi đó, với độ tuổi trung niên thì khoảng thời gian “đáng ngại” nhất lại là vào giữa chiều. Cơn buồn ngủ cũng thường xuất hiện sau khi ăn, đặc biệt là khoảng thời gian 20 phút sau bữa ăn (khi thức ăn bắt đầu tiêu hóa).
Những nghiên cứu mới đây cho thấy, luôn có dấu hiệu báo trước cơn ngủ gật sẽ đến. Để xác định được những cơn buồn ngủ có thể khiến người cầm lái không còn tỉnh táo, theo các bác sĩ, đầu tiên tài xế cảm thấy “nặng” ở vùng gáy, cổ, lưng, sau đó xuất hiện triệu chứng mỏi mắt, cảm nhận hình ảnh chậm, không rõ nét, nhiều người còn cảm thấy như có vật đè nặng lên mắt…
Và khi mắt nhắm lại thì cũng gần như là lúc bắt đầu giấc ngủ, dù cũng có ngoại lệ khi nhiều người ngủ mà vẫn mở mắt. Ngay sau đó, tài xế sẽ mất đi sự kiểm soát tay lái. Những lần “gà gật” đó tuy chỉ diễn ra trong khoảng 2-3 giây nhưng lại vô cùng nguy hiểm, vì khi ngủ gật, tay của người lái vẫn có thể vẫn xoay vôlăng một cách vô thức.
Mẹo chống ngủ gật
Để tạm thời xua đi sự buồn ngủ, có thể mátxa tai một chút, sau đó ấn gáy vào ghế khoảng 5-6 lần. Có thể mátxa cổ, lồng hai tay vào nhau chà xát mạnh… Sau đó, nên thư giãn, nhắm mắt lại, dùng 2 bàn tay che mắt trong khoảng 30 giây.
Kết thúc bằng việc ra khỏi xe, hít thở sâu 7-8 lần và vài động tác thể dục nhẹ như vặn lưng, đứng lên ngồi xuống… Một trong những cách tránh buồn ngủ nữa là nói chuyện với người cùng đi trên xe hoặc nghe nhạc sôi động.
Nhai kẹo có bạc hà cũng phần nào giảm cơn buồn ngủ hoặc ra khỏi xe và lau mặt bằng nước lạnh. Ngoài ra, hạ thấp nhiệt độ trong xe xuống cũng là một cách hay để giảm buồn ngủ. Nên nhớ, những biện pháp này chỉ là tạm thời chứ không thể giúp xua đi cơn buồn ngủ.
Để tránh ngủ gật thì khi cảm thấy buồn ngủ nên lập tức tìm chỗ đỗ xe an toàn và tranh thủ chợp mắt, dù chỉ 10-15 phút.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, phương thuốc hiệu nghiệm nhất chống ngủ gật khi lái xe chính là giấc ngủ. Không nên thường xuyên tìm sự hỗ trợ của càphê hay trà, vì tác dụng chống buồn ngủ của càphê kéo dài không lâu và khi nó hết tác dụng, cưỡng lại ngủ gật còn khó hơn nhiều.
Tốt hơn nên ngậm và nhấm nháp vài lát chanh khi buồn ngủ. Việc quan trọng để tránh những sự cố có thể xảy ra khi đang lái xe mà ngủ gật, là nên tránh cầm lái trong tình trạng thiếu ngủ, và nếu có triệu chứng cảm sốt, mệt mỏi thì không nên lái xe.
Cần tránh sử dụng các loại thuốc an thần và trước mỗi chuyến đi dài không nên uống rượu. Không lái xe khi đang sử dụng thuốc theo chỉ định, vì tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây nên những cơn buồn ngủ. Nếu bạn đang phải lái xe đường dài hoặc một chuyến đi xa, cứ 2 giờ trong chuyến đi nghỉ khoảng 15-20 phút. Tuy khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng lại vô cùng quan trọng.
Lái xe nên cố gắng tránh những chuyến đi dài ngày vào giữa đêm và 6 giờ sáng. Biện pháp có tính bắt buộc với xe chạy đường dài là phải có lái phụ.
Đối phó với cơn buồn ngủ
Thống kê cho thấy, ngủ gật sau tay lái là nguyên nhân dẫn tới 20% số vụ tai nạn, đặc biệt với chuyến đi dài ngày. Theo nhận xét của các chuyên gia thì nguy cơ ngủ gật sẽ tăng rất cao nếu cầm lái quá 12 tiếng đồng hồ liên tục.
Thần kinh mệt mỏi
Trên thực tế, nếu lái xe đường dài, người cầm lái hay gặp vấn đề với những cơn buồn ngủ. Nhưng sẽ mệt mỏi hơn rất nhiều khi lái xe trong thành phố, đặc biệt vào giờ cao điểm hoặc gặp ùn tắc giao thông hay khi thời tiết nóng nực bởi hệ thần kinh và mắt đều phải hoạt động với cường độ cao.
Đó là chưa tính đến tác động của khí thải độc hại. Chính những yếu tố này dễ khiến hệ thần kinh mệt mỏi và dẫn đến cơn buồn ngủ.
Nhịp độ sinh học
Theo một nghiên cứu khoa học thì đồng hồ sinh học của bạn sẽ hạ thấp trong một khoảng thời gian nhất định và rất nguy hiểm, nhất là khi bạn lái xe từ nửa đêm đến 6 giờ sáng hoặc từ 2-4 giờ chiều. Đàn ông dưới 30 tuổi thường dễ ngủ gật nhất sau vôlăng vào khoảng thời gian đầu giờ sáng.
Trong khi đó, với độ tuổi trung niên thì khoảng thời gian “đáng ngại” nhất lại là vào giữa chiều. Cơn buồn ngủ cũng thường xuất hiện sau khi ăn, đặc biệt là khoảng thời gian 20 phút sau bữa ăn (khi thức ăn bắt đầu tiêu hóa).
Những nghiên cứu mới đây cho thấy, luôn có dấu hiệu báo trước cơn ngủ gật sẽ đến. Để xác định được những cơn buồn ngủ có thể khiến người cầm lái không còn tỉnh táo, theo các bác sĩ, đầu tiên tài xế cảm thấy “nặng” ở vùng gáy, cổ, lưng, sau đó xuất hiện triệu chứng mỏi mắt, cảm nhận hình ảnh chậm, không rõ nét, nhiều người còn cảm thấy như có vật đè nặng lên mắt…
Và khi mắt nhắm lại thì cũng gần như là lúc bắt đầu giấc ngủ, dù cũng có ngoại lệ khi nhiều người ngủ mà vẫn mở mắt. Ngay sau đó, tài xế sẽ mất đi sự kiểm soát tay lái. Những lần “gà gật” đó tuy chỉ diễn ra trong khoảng 2-3 giây nhưng lại vô cùng nguy hiểm, vì khi ngủ gật, tay của người lái vẫn có thể vẫn xoay vôlăng một cách vô thức.
Mẹo chống ngủ gật
Để tạm thời xua đi sự buồn ngủ, có thể mátxa tai một chút, sau đó ấn gáy vào ghế khoảng 5-6 lần. Có thể mátxa cổ, lồng hai tay vào nhau chà xát mạnh… Sau đó, nên thư giãn, nhắm mắt lại, dùng 2 bàn tay che mắt trong khoảng 30 giây.
Kết thúc bằng việc ra khỏi xe, hít thở sâu 7-8 lần và vài động tác thể dục nhẹ như vặn lưng, đứng lên ngồi xuống… Một trong những cách tránh buồn ngủ nữa là nói chuyện với người cùng đi trên xe hoặc nghe nhạc sôi động.
Nhai kẹo có bạc hà cũng phần nào giảm cơn buồn ngủ hoặc ra khỏi xe và lau mặt bằng nước lạnh. Ngoài ra, hạ thấp nhiệt độ trong xe xuống cũng là một cách hay để giảm buồn ngủ. Nên nhớ, những biện pháp này chỉ là tạm thời chứ không thể giúp xua đi cơn buồn ngủ.
Để tránh ngủ gật thì khi cảm thấy buồn ngủ nên lập tức tìm chỗ đỗ xe an toàn và tranh thủ chợp mắt, dù chỉ 10-15 phút.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, phương thuốc hiệu nghiệm nhất chống ngủ gật khi lái xe chính là giấc ngủ. Không nên thường xuyên tìm sự hỗ trợ của càphê hay trà, vì tác dụng chống buồn ngủ của càphê kéo dài không lâu và khi nó hết tác dụng, cưỡng lại ngủ gật còn khó hơn nhiều.
Tốt hơn nên ngậm và nhấm nháp vài lát chanh khi buồn ngủ. Việc quan trọng để tránh những sự cố có thể xảy ra khi đang lái xe mà ngủ gật, là nên tránh cầm lái trong tình trạng thiếu ngủ, và nếu có triệu chứng cảm sốt, mệt mỏi thì không nên lái xe.
Cần tránh sử dụng các loại thuốc an thần và trước mỗi chuyến đi dài không nên uống rượu. Không lái xe khi đang sử dụng thuốc theo chỉ định, vì tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây nên những cơn buồn ngủ. Nếu bạn đang phải lái xe đường dài hoặc một chuyến đi xa, cứ 2 giờ trong chuyến đi nghỉ khoảng 15-20 phút. Tuy khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng lại vô cùng quan trọng.
Lái xe nên cố gắng tránh những chuyến đi dài ngày vào giữa đêm và 6 giờ sáng. Biện pháp có tính bắt buộc với xe chạy đường dài là phải có lái phụ.
Bài viết được đăng theo thỏa thuận bằng văn bản giữa tạp chí Doanh Nhân thuộc VCCI và Vietnam+ |
(Doanh Nhân/Vietnam+)