Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện rằng những đứa trẻ do các bà mẹ tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu trong quá trình mang thai sinh ra có thể gặp phải một số vấn đề về khả năng chú ý khi lớn lên.
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Environmental Health Perspectives, số ra tháng Tám.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy loại thuốc trừ sâu organophosphate có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ của con người.
Các nhà khoa học tại Đại học California đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi trong nhiều năm đối với hơn 300 bà mẹ mang thai tại một khu vực nông nghiệp ở California và con của họ.
Các chuyên gia đã xét nghiệm hàm lượng chất diệt côn trùng organophosphate trên các mẫu nước tiểu của bà mẹ trong thời kỳ mang thai và của đứa trẻ sau khi sinh để xác định mật độ tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
Nhóm nghiên cứu tiếp theo đó đã kiểm tra về chứng rối loạn tập trung ở trẻ độ tuổi 3,5 và 5 tuổi.
Kết quả cho thấy trẻ sinh ra từ bà mẹ tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) nhiều hơn đối với trẻ sinh ra từ các bà mẹ bình thường.
Trước đó, một nghiên cứu do hai trường đại học Montreal và Harvard phối hợp tiến hành cũng cho thấy trẻ em ăn nhiều rau trái vẫn còn dính thuốc trừ sâu có rủi ro gấp hai lần mắc loại bệnh vừa kém chú ý, vừa hay náo động, vừa có những hành vi bốc đồng.
Chính phủ Mỹ nói các công ty sản xuất thuốc trừ sâu đã đăng ký 40 loại có chất organophosphate. Chất này thường được các nông dân Mỹ dùng trong khi trồng rau cải và trái cây.
Các cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy các chất organophosphate làm những động vật trong phòng thí nghiệm trở thành hiếu động, suy yếu về nhận thức, và thay đổi về thần kinh.
Một cuộc nghiên cứu trong năm 2008 tại Mỹ cho thấy có 28% mẫu trái blueberry còn dính organophosphate, 25% mẫu trái dâu, và 19% mẫu cải celery.
ADHD là một rối loạn đã được biết đến từ hơn 100 năm trước đây, đặc trưng bởi sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi công việc./.
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Environmental Health Perspectives, số ra tháng Tám.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy loại thuốc trừ sâu organophosphate có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ của con người.
Các nhà khoa học tại Đại học California đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi trong nhiều năm đối với hơn 300 bà mẹ mang thai tại một khu vực nông nghiệp ở California và con của họ.
Các chuyên gia đã xét nghiệm hàm lượng chất diệt côn trùng organophosphate trên các mẫu nước tiểu của bà mẹ trong thời kỳ mang thai và của đứa trẻ sau khi sinh để xác định mật độ tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
Nhóm nghiên cứu tiếp theo đó đã kiểm tra về chứng rối loạn tập trung ở trẻ độ tuổi 3,5 và 5 tuổi.
Kết quả cho thấy trẻ sinh ra từ bà mẹ tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) nhiều hơn đối với trẻ sinh ra từ các bà mẹ bình thường.
Trước đó, một nghiên cứu do hai trường đại học Montreal và Harvard phối hợp tiến hành cũng cho thấy trẻ em ăn nhiều rau trái vẫn còn dính thuốc trừ sâu có rủi ro gấp hai lần mắc loại bệnh vừa kém chú ý, vừa hay náo động, vừa có những hành vi bốc đồng.
Chính phủ Mỹ nói các công ty sản xuất thuốc trừ sâu đã đăng ký 40 loại có chất organophosphate. Chất này thường được các nông dân Mỹ dùng trong khi trồng rau cải và trái cây.
Các cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy các chất organophosphate làm những động vật trong phòng thí nghiệm trở thành hiếu động, suy yếu về nhận thức, và thay đổi về thần kinh.
Một cuộc nghiên cứu trong năm 2008 tại Mỹ cho thấy có 28% mẫu trái blueberry còn dính organophosphate, 25% mẫu trái dâu, và 19% mẫu cải celery.
ADHD là một rối loạn đã được biết đến từ hơn 100 năm trước đây, đặc trưng bởi sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi công việc./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)