Vụ mùa năm 2011, chiếc máy tuốt lúa cải tiến do anh Nguyễn Quốc Bảo ở bản Hòa Bình, xã Trung Lương (Định Hóa, Thái Nguyên) sáng chế được nhiều người dân địa phương ưa chuộng bởi những tính năng ưu việt, hơn hẳn các loại máy tuốt khác đang sử dụng ở địa phương, đặc biệt là rất phù hợp với điều kiện địa hình ruộng bậc thang ở khu vực miền núi, vùng cao.
Trên cơ sở chiếc máy tuốt lúa thủ công được bày bán khá phổ biến ở Định Hóa, anh Bảo thiết kế thêm một bệ bằng gỗ phía dưới giúp người sử dụng dễ dàng di chuyển máy trên mọi địa hình, kể cả khi nền ruộng ướt, ruộng lầy thụt.
Động cơ điện được thay thế bằng máy nổ nhỏ chạy xăng gắn với trục quay giúp việc vận hành máy tiện lợi và cơ động hơn. Vỏ máy được che kín bằng các tấm tôn mỏng nhằm giảm thiểu lượng thóc thất thoát ra ngoài. Đặc biệt, chiếc máy cải tiến được trang bị hệ thống sàng thóc tự động gắn trực tiếp với trục quay giúp loại bỏ hết rơm rác, làm sạch thóc trước khi đóng bao đem phơi.
Tất các các bộ phận lắp đặt thêm đều được chế tạo bằng các vật liệu đơn giản, sẵn có tại địa phương và trọng lượng của máy chỉ nặng khoảng 60kg, rất dễ khênh, vác, di chuyển...
Sau vài tháng gia công từng chi tiết nhỏ nhất, tháo lắp và chạy thử, chiếc máy tuốt lúa cải tiết đã ra đời và chạy thử ngay trên ruộng lúa của gia đình trong vụ mùa vừa qua. Chỉ trong một buổi sáng với 2 người vận hành, máy đã tuốt xong số lúa ở gần 4 sào, gấp 1,5 lần so với sử dụng máy cũ, lượng xăng tiêu thụ chưa đầy 2 lít, tính ra giá tiền khoảng 40.000 đồng. Thóc tuốt ra được làm sạch rơm rác nên giảm thiểu được thời gian và công phơi, tỷ lệ thất thoát trong quá trình tuốt lúa không đáng kể.
Điều đáng nói là việc chế tạo máy tuốt lúa cải tiến như của anh Bảo chỉ cần từ 3-5 công lao động, tổng giá thành chỉ khoảng 2 triệu đồng, cao hơn khoảng 500.000 đồng so với máy thủ công nhưng lại tiết kiệm đáng kể về chi phí nhân công, nhiên liệu khi vận hành. Không bằng lòng với những kết quả ban đầu, hiện anh Bảo tiếp tục điều chỉnh lại một số chi tiết để máy hoàn thiện hơn, như thu hẹp lại kích thước lỗ trong hệ thống sàng thóc tự động, lắp thêm một số miếng bảo vệ ở vỏ máy để đảm bảo an toàn lao động và giảm thất thoát lúa, chế tạo thêm bộ phận hứng thóc trực tiếp sau khi tuốt…
Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân các thôn bản lân cận đã tìm tới anh Bảo để đặt hàng máy tuốt cải tiến này. Do vậy, anh Bảo đang có kế hoạch sắp tới mở một xưởng cơ khí tại nhà để có điều kiện sản xuất đại trà máy tuốt lúa cải tiến, đáp ứng nhu cầu của bà con trong vùng./.
Trên cơ sở chiếc máy tuốt lúa thủ công được bày bán khá phổ biến ở Định Hóa, anh Bảo thiết kế thêm một bệ bằng gỗ phía dưới giúp người sử dụng dễ dàng di chuyển máy trên mọi địa hình, kể cả khi nền ruộng ướt, ruộng lầy thụt.
Động cơ điện được thay thế bằng máy nổ nhỏ chạy xăng gắn với trục quay giúp việc vận hành máy tiện lợi và cơ động hơn. Vỏ máy được che kín bằng các tấm tôn mỏng nhằm giảm thiểu lượng thóc thất thoát ra ngoài. Đặc biệt, chiếc máy cải tiến được trang bị hệ thống sàng thóc tự động gắn trực tiếp với trục quay giúp loại bỏ hết rơm rác, làm sạch thóc trước khi đóng bao đem phơi.
Tất các các bộ phận lắp đặt thêm đều được chế tạo bằng các vật liệu đơn giản, sẵn có tại địa phương và trọng lượng của máy chỉ nặng khoảng 60kg, rất dễ khênh, vác, di chuyển...
Sau vài tháng gia công từng chi tiết nhỏ nhất, tháo lắp và chạy thử, chiếc máy tuốt lúa cải tiết đã ra đời và chạy thử ngay trên ruộng lúa của gia đình trong vụ mùa vừa qua. Chỉ trong một buổi sáng với 2 người vận hành, máy đã tuốt xong số lúa ở gần 4 sào, gấp 1,5 lần so với sử dụng máy cũ, lượng xăng tiêu thụ chưa đầy 2 lít, tính ra giá tiền khoảng 40.000 đồng. Thóc tuốt ra được làm sạch rơm rác nên giảm thiểu được thời gian và công phơi, tỷ lệ thất thoát trong quá trình tuốt lúa không đáng kể.
Điều đáng nói là việc chế tạo máy tuốt lúa cải tiến như của anh Bảo chỉ cần từ 3-5 công lao động, tổng giá thành chỉ khoảng 2 triệu đồng, cao hơn khoảng 500.000 đồng so với máy thủ công nhưng lại tiết kiệm đáng kể về chi phí nhân công, nhiên liệu khi vận hành. Không bằng lòng với những kết quả ban đầu, hiện anh Bảo tiếp tục điều chỉnh lại một số chi tiết để máy hoàn thiện hơn, như thu hẹp lại kích thước lỗ trong hệ thống sàng thóc tự động, lắp thêm một số miếng bảo vệ ở vỏ máy để đảm bảo an toàn lao động và giảm thất thoát lúa, chế tạo thêm bộ phận hứng thóc trực tiếp sau khi tuốt…
Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân các thôn bản lân cận đã tìm tới anh Bảo để đặt hàng máy tuốt cải tiến này. Do vậy, anh Bảo đang có kế hoạch sắp tới mở một xưởng cơ khí tại nhà để có điều kiện sản xuất đại trà máy tuốt lúa cải tiến, đáp ứng nhu cầu của bà con trong vùng./.
Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)