Sau quá trình đặt trước thành công vượt ngoài sức tưởng tượng, mẫu máy tính “hạt tiêu” Raspberry Pi đã không thể cập bến thị trường theo đúng kế hoạch vì gặp phải trục trặc trong quá trình sản xuất.
[Máy tính “hạt tiêu” Raspberry Pi 35 USD cháy hàng]
Nhưng kể cả khi đội ngũ phát triển chiếc PC có giá 35 USD này có xử lý xong sự cố trên, thì họ vẫn không thể tránh được lần trì hoãn phát hành thứ 2 nằm ngoài ý muốn.
Tất cả bắt nguồn từ việc hai trong số các đối tác bán lẻ tại Anh của Raspberry Pi đã từ chối không phân phối sản phẩm này, vì thiếu dấu CE, một chứng nhận đảm bảo nhà sản xuất tuân thủ các điều luật của châu Âu.
Sở dĩ đội ngũ phát triển Raspberry Pi đã chủ quan không xin chứng nhận trên vì họ nghĩ rằng chiếc máy tính “hạt tiêu” chưa phải là một “thiết bị cuối hoàn chỉnh,” do đó không cần tới dấu CE.
Cũng vì sự cố trên mà lẽ ra 2.000 chiếc Raspberry Pi đã được lên kế hoạch phát hành vào hôm 26/3 lại buộc phải trì hoãn.
Hiện giờ Raspberry Pi vẫn đang phải chờ được nhận dấu CE, và phía nhà sản xuất không thể đưa ra mốc thời gian cụ thể nào cho lần phát hành sản phẩm tương lai./.
[Máy tính “hạt tiêu” Raspberry Pi 35 USD cháy hàng]
Nhưng kể cả khi đội ngũ phát triển chiếc PC có giá 35 USD này có xử lý xong sự cố trên, thì họ vẫn không thể tránh được lần trì hoãn phát hành thứ 2 nằm ngoài ý muốn.
Tất cả bắt nguồn từ việc hai trong số các đối tác bán lẻ tại Anh của Raspberry Pi đã từ chối không phân phối sản phẩm này, vì thiếu dấu CE, một chứng nhận đảm bảo nhà sản xuất tuân thủ các điều luật của châu Âu.
Sở dĩ đội ngũ phát triển Raspberry Pi đã chủ quan không xin chứng nhận trên vì họ nghĩ rằng chiếc máy tính “hạt tiêu” chưa phải là một “thiết bị cuối hoàn chỉnh,” do đó không cần tới dấu CE.
Cũng vì sự cố trên mà lẽ ra 2.000 chiếc Raspberry Pi đã được lên kế hoạch phát hành vào hôm 26/3 lại buộc phải trì hoãn.
Hiện giờ Raspberry Pi vẫn đang phải chờ được nhận dấu CE, và phía nhà sản xuất không thể đưa ra mốc thời gian cụ thể nào cho lần phát hành sản phẩm tương lai./.
Văn Hưng (Vietnam+)