Máy thổi lá cao su được thiết kế mới 100% kết hợp với máy kéo, làm tăng năng suất làm việc, giảm giá thành, lao động thủ công, đáp ứng kịp thời cho việc phòng và chống cháy cho cây cao su.
Hiện nay, 22 máy đã được chuyển giao cho các hộ dân trong và ngoài tỉnh Tây Ninh. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả gồm Trần Quốc Thái, Lê Ngọc Tĩnh, Nguyễn Duất Mơ (Suối Dây, Tân Châu, tỉnh Tây Ninh).
Theo ông Trần Quốc Thái, diện tích cây cao su tăng thì việc cơ giới hóa để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu tất yếu. Vì vậy, máy thổi lá cao su sẽ có nhiều triển vọng để áp dụng và triển khai nhân rộng trong cả nước. Dự kiến số máy sẽ tiêu thụ được trong thời gian tới là 300 chiếc.
Dựa trên nhu cầu thực tế bức thiết của các hộ dân cũng như kinh nghiệm đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn qua việc chăm sóc cây cao su, nhóm tác giả đã chế tạo máy thổi lá cao su có công suất từ 20-25 ha/ca, so với làm thủ công chỉ đạt 0,15-0,3ha/ca. Một số cơ sở cơ khí và người dân trồng cao su tận dụng máy cắt cỏ cải tiến thành thiết bị thổi lá cao su nhưng năng suất cũng chỉ đạt từ 0,8 1,2ha/ca. Máy thổi lá góp phần tiết kiệm chi phí từ 100.000-200.000 đồng/ha.
Máy thổi lá cao su được thiết kế liên hợp với máy kéo từ 30 - 40 Hp, có cấu tạo gồm quạt thổi, bộ phận che chắn dẫn hướng. Tốc độ quạt đạt từ 1350-1600 vòng/phút. Máy đặt ở vi trí đứng liên kết với máy kéo rất gọn nhẹ, thuận tiện cho việc đi lại trên đồng.
Nếu nhân rộng máy thổi lá phục vụ cho 40.000-60.000 ha cao su sẽ làm lợi được 4-8 tỷ đồng/vụ. Ngoài ra, máy còn giải quyết kịp thời việc phòng chống cháy cho mùa cao su thay lá vì máy còn có bừa để vùi toàn bộ lượng lá khoảng 15-20 tấn/ha cao su làm phân bón cho cây./.
Hiện nay, 22 máy đã được chuyển giao cho các hộ dân trong và ngoài tỉnh Tây Ninh. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả gồm Trần Quốc Thái, Lê Ngọc Tĩnh, Nguyễn Duất Mơ (Suối Dây, Tân Châu, tỉnh Tây Ninh).
Theo ông Trần Quốc Thái, diện tích cây cao su tăng thì việc cơ giới hóa để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu tất yếu. Vì vậy, máy thổi lá cao su sẽ có nhiều triển vọng để áp dụng và triển khai nhân rộng trong cả nước. Dự kiến số máy sẽ tiêu thụ được trong thời gian tới là 300 chiếc.
Dựa trên nhu cầu thực tế bức thiết của các hộ dân cũng như kinh nghiệm đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn qua việc chăm sóc cây cao su, nhóm tác giả đã chế tạo máy thổi lá cao su có công suất từ 20-25 ha/ca, so với làm thủ công chỉ đạt 0,15-0,3ha/ca. Một số cơ sở cơ khí và người dân trồng cao su tận dụng máy cắt cỏ cải tiến thành thiết bị thổi lá cao su nhưng năng suất cũng chỉ đạt từ 0,8 1,2ha/ca. Máy thổi lá góp phần tiết kiệm chi phí từ 100.000-200.000 đồng/ha.
Máy thổi lá cao su được thiết kế liên hợp với máy kéo từ 30 - 40 Hp, có cấu tạo gồm quạt thổi, bộ phận che chắn dẫn hướng. Tốc độ quạt đạt từ 1350-1600 vòng/phút. Máy đặt ở vi trí đứng liên kết với máy kéo rất gọn nhẹ, thuận tiện cho việc đi lại trên đồng.
Nếu nhân rộng máy thổi lá phục vụ cho 40.000-60.000 ha cao su sẽ làm lợi được 4-8 tỷ đồng/vụ. Ngoài ra, máy còn giải quyết kịp thời việc phòng chống cháy cho mùa cao su thay lá vì máy còn có bừa để vùi toàn bộ lượng lá khoảng 15-20 tấn/ha cao su làm phân bón cho cây./.
Hoàng Minh Nguyệt (Vietnam+)