Trong khi các nhà chức trách vẫn đang tiến hành điều tra về nguyên nhân dẫn tới các lỗi kỹ thuật trên máy bay Boeing 787 Dreamliners, hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) lại bị thêm một đòn nữa khi Nghiệp đoàn các kỹ sư của hãng cho rằng hoạt động thuê ngoài đã gây ra lỗi kỹ thuật làm chiếc máy bay từng được mô tả là "tối ưu về nhiều mặt" bị tạm ngừng sử dụng.
Không những thế nghiệp đoàn này còn bác bỏ đề xuất hợp đồng lao động "có nhiều ưu đãi," trong đó có điều khoản tăng lương hàng năm 5%, (sau khi hợp đồng hiện tại hết hạn) mà Boeing đưa ra với Hiệp hội các kỹ sư chuyên nghiệp hàng không (SPEEA). Các nhà thương lượng thuộc nghiệp đoàn SPEEA, đại diện cho khoảng 23.000 kỹ sư của Boeing khẳng định họ sẽ thông qua kế hoạch đình công khi các thành viên của nghiệp đoàn bỏ phiếu.
Joel Funfar, một trong những nhà thương lượng của nghiệp đoàn, cho biết Boeing đã gây ra những lỗi kỹ thuật cho máy bay 787 Dreamliner do phớt lờ những cảnh báo của đội ngũ kỹ thuật viên Boeing. Boeing đã thực hiện hoạt động thuê ngoài đối với phần lớn các phụ tùng và linh kiện sẽ được lắp ráp cho Boeing 737, trong đó có hệ thống điện cực kỳ hiện đại và sử dụng nhiều vật liệu composite làm từ sợi các bon siêu nhẹ. Phụ tùng đưa đến các nhà máy lắp ráp của Boeing được lấy từ 135 nơi sản xuất và 50 nhà cung cấp khác, trong đó có GS Yuasa của Nhật Bản - nhà sản xuất bình điện cho Boeing 737 Dreamliner.
Trong nỗ lực đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cho biết họ chưa thể xác định hoạt động kiểm tra và khắc phục các lỗi kỹ thuật của loại máy bay Boeing 787 Dreamliner sẽ kéo dài trong bao lâu
Theo Bộ trưởng Ray LaHood, quyết định ngày 16/1 của FAA tạm ngừng sử dụng các máy bay Boeing 787 là cần thiết và "cá nhân tôi chưa thể biết đến bao giờ mới cho phép các máy bay này trở lại đường bay." Boeing 787 Dreamliner chỉ được phép đưa trở lại hoạt động khi giới hữu trách khẳng định tuyệt đối an toàn.
Hiện tại, các chuyên gia an toàn đang tích cực điều tra các bình điện lắp trên khoang máy bay. Đây là các bình ắc quy tích được nhiều điện hơn và sạc nhanh hơn nhưng lại là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt sự cố chập cháy nhỏ gần đây đối với các máy bay Boeing 787 do hai hãng hàng không của Nhật Bản là All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL) sử dụng, khiến tất cả các hãng hàng không trên toàn thế giới có loại máy bay này đều phải tuyên bố tạm ngừng các chuyến bay.
Các nhà sản xuất Nhật Bản ngày càng lo ngại về tác động đối với công việc sản xuất, kinh doanh của họ vì họ cung cấp tới 35% các linh kiện, phụ tùng chủ chốt cho máy bay Boeing 787.
GS Yuasa Corp là công ty cung cấp pin lithium-ion cho tất cả các máy bay Boeing 787 Dreamliner. Các cuộc điều tra của chuyên gia hàng không cho đến nay đã phát hiện pin chính do công ty sản xuất đặt trong khoang điện của chiếc máy bay của hãng ANA nằm dưới buồng lái dường như đã bị quá nóng và bốc khói.
Còn công ty công nghiệp nặng Fuji cung cấp cho Boeing hộp cánh giữa của máy bay Boeing 787 Dreamliner. Công ty này đang tìm cách tăng năng suất để có thể sản xuất 10 hộp cánh/tháng trong năm 2013./.
Không những thế nghiệp đoàn này còn bác bỏ đề xuất hợp đồng lao động "có nhiều ưu đãi," trong đó có điều khoản tăng lương hàng năm 5%, (sau khi hợp đồng hiện tại hết hạn) mà Boeing đưa ra với Hiệp hội các kỹ sư chuyên nghiệp hàng không (SPEEA). Các nhà thương lượng thuộc nghiệp đoàn SPEEA, đại diện cho khoảng 23.000 kỹ sư của Boeing khẳng định họ sẽ thông qua kế hoạch đình công khi các thành viên của nghiệp đoàn bỏ phiếu.
Joel Funfar, một trong những nhà thương lượng của nghiệp đoàn, cho biết Boeing đã gây ra những lỗi kỹ thuật cho máy bay 787 Dreamliner do phớt lờ những cảnh báo của đội ngũ kỹ thuật viên Boeing. Boeing đã thực hiện hoạt động thuê ngoài đối với phần lớn các phụ tùng và linh kiện sẽ được lắp ráp cho Boeing 737, trong đó có hệ thống điện cực kỳ hiện đại và sử dụng nhiều vật liệu composite làm từ sợi các bon siêu nhẹ. Phụ tùng đưa đến các nhà máy lắp ráp của Boeing được lấy từ 135 nơi sản xuất và 50 nhà cung cấp khác, trong đó có GS Yuasa của Nhật Bản - nhà sản xuất bình điện cho Boeing 737 Dreamliner.
Trong nỗ lực đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cho biết họ chưa thể xác định hoạt động kiểm tra và khắc phục các lỗi kỹ thuật của loại máy bay Boeing 787 Dreamliner sẽ kéo dài trong bao lâu
Theo Bộ trưởng Ray LaHood, quyết định ngày 16/1 của FAA tạm ngừng sử dụng các máy bay Boeing 787 là cần thiết và "cá nhân tôi chưa thể biết đến bao giờ mới cho phép các máy bay này trở lại đường bay." Boeing 787 Dreamliner chỉ được phép đưa trở lại hoạt động khi giới hữu trách khẳng định tuyệt đối an toàn.
Hiện tại, các chuyên gia an toàn đang tích cực điều tra các bình điện lắp trên khoang máy bay. Đây là các bình ắc quy tích được nhiều điện hơn và sạc nhanh hơn nhưng lại là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt sự cố chập cháy nhỏ gần đây đối với các máy bay Boeing 787 do hai hãng hàng không của Nhật Bản là All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL) sử dụng, khiến tất cả các hãng hàng không trên toàn thế giới có loại máy bay này đều phải tuyên bố tạm ngừng các chuyến bay.
Các nhà sản xuất Nhật Bản ngày càng lo ngại về tác động đối với công việc sản xuất, kinh doanh của họ vì họ cung cấp tới 35% các linh kiện, phụ tùng chủ chốt cho máy bay Boeing 787.
GS Yuasa Corp là công ty cung cấp pin lithium-ion cho tất cả các máy bay Boeing 787 Dreamliner. Các cuộc điều tra của chuyên gia hàng không cho đến nay đã phát hiện pin chính do công ty sản xuất đặt trong khoang điện của chiếc máy bay của hãng ANA nằm dưới buồng lái dường như đã bị quá nóng và bốc khói.
Còn công ty công nghiệp nặng Fuji cung cấp cho Boeing hộp cánh giữa của máy bay Boeing 787 Dreamliner. Công ty này đang tìm cách tăng năng suất để có thể sản xuất 10 hộp cánh/tháng trong năm 2013./.
Hoàng Hà (TTXVN)