Sau phiên giảm giá hôm trước, ngày 29/8, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đã lấy lại được đà lên điểm trước những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ đưa ra thêm các biện pháp khác để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ - thị trường xuất khẩu chủ lực của các nhà sản xuất châu Á.
Chỉ số chứng khoán MSCI (trừ Nhật Bản) phiên này tăng 0,6%, trên đà đạt mức tăng hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 7/2009.
Kết quả khảo sát công bố ngày 28/9 cho thấy lòng tin tiêu dùng tháng 9 của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng Hai.
Thông tin này đã dấy lên sự đồn đoán trên thị trường rằng FED có thể sẽ tung ra các biện pháp khác tại cuộc họp chính sách diễn ra trong hai ngày 2-3/11, trong nỗ lực nhằm hỗ trợ đà phục hồi nền kinh tế Mỹ.
Đáng chú ý trong phiên này là thị trường chứng khoán Hongkong với chỉ số Hang Seng đã ghi mức đóng cửa cao nhất trong vòng 8 tháng qua, khi ghi thêm 268,72 điểm (1,22%) so với phiên trước lên chốt phiên ở mức 22.378,67 điểm, nhờ được hỗ trợ bởi làn sóng mua vào các cổ phiếu công nghệ cao trước thời điểm các hợp đồng tương lai đến thời điểm đáo hạn.
Tại thị trường chứng khoán Tokyo, chỉ số Nikkei-225 tăng 63,62 điểm (0,67%) so với phiên 28/9 lên 9.559,38 điểm sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) công bố báo cáo cho biết lòng tin kinh doanh quý II tài khóa 2010-2011 của nước này đã tăng trong quý thứ 6 liên tiếp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng tỏ ra bi quan hơn về triển vọng quý III, do đồng yên tăng giá và nền kinh tế đang èo uột. Toshio Sumitani, nhà chiến lược cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tokai Tokyo, cho rằng đợt tăng giá cổ phiếu này có thể sẽ không kéo dài do vẫn còn những lo ngại về lòng tin kinh doanh trong tương lai.
Tuần này sẽ là những phiên giao dịch cuối cùng trong nửa đầu tài khóa 2010-2011, và một số nhà phân tích cho rằng việc các nhà quản lý quỹ đang mua vào một số cổ phiếu có hoạt động hơn trong quý II cũng có thể đã hỗ trợ phần nào cho thị trường. Nhưng về lâu dài, một số nhà giao dịch cho rằng triển vọng của thị trường chứng khoán Nhật Bản là khá ảm đạm.
Mitsushige Akino, trưởng ban quản lý quỹ đầu tư thuộc công ty Ichiyoshi Investment Management Co, cho biết đà tăng trên thị trường đang bị hạn chế bởi đồng yên vẫn tiếp tục đứng ở các mức giá cao, mặc dù đã có sự can thiệp của Chính phủ Nhật Bản.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Thượng Hải phiên này không có nhiều biến động do giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thời điểm thị trường đóng cửa nghỉ lễ. Chỉ số Shanghai Composite kết thúc phiên ở mức 2.610,68 điểm, giảm 0,67 điểm so với phiên trước.
Cùng ngày, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Xítni giảm 24,8 điểm (0,53%) xuống 4.645,00 điểm, trong khi chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc tăng 10,48 điểm (0,56%) lên 1.866,45 điểm./.
Chỉ số chứng khoán MSCI (trừ Nhật Bản) phiên này tăng 0,6%, trên đà đạt mức tăng hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 7/2009.
Kết quả khảo sát công bố ngày 28/9 cho thấy lòng tin tiêu dùng tháng 9 của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng Hai.
Thông tin này đã dấy lên sự đồn đoán trên thị trường rằng FED có thể sẽ tung ra các biện pháp khác tại cuộc họp chính sách diễn ra trong hai ngày 2-3/11, trong nỗ lực nhằm hỗ trợ đà phục hồi nền kinh tế Mỹ.
Đáng chú ý trong phiên này là thị trường chứng khoán Hongkong với chỉ số Hang Seng đã ghi mức đóng cửa cao nhất trong vòng 8 tháng qua, khi ghi thêm 268,72 điểm (1,22%) so với phiên trước lên chốt phiên ở mức 22.378,67 điểm, nhờ được hỗ trợ bởi làn sóng mua vào các cổ phiếu công nghệ cao trước thời điểm các hợp đồng tương lai đến thời điểm đáo hạn.
Tại thị trường chứng khoán Tokyo, chỉ số Nikkei-225 tăng 63,62 điểm (0,67%) so với phiên 28/9 lên 9.559,38 điểm sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) công bố báo cáo cho biết lòng tin kinh doanh quý II tài khóa 2010-2011 của nước này đã tăng trong quý thứ 6 liên tiếp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng tỏ ra bi quan hơn về triển vọng quý III, do đồng yên tăng giá và nền kinh tế đang èo uột. Toshio Sumitani, nhà chiến lược cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tokai Tokyo, cho rằng đợt tăng giá cổ phiếu này có thể sẽ không kéo dài do vẫn còn những lo ngại về lòng tin kinh doanh trong tương lai.
Tuần này sẽ là những phiên giao dịch cuối cùng trong nửa đầu tài khóa 2010-2011, và một số nhà phân tích cho rằng việc các nhà quản lý quỹ đang mua vào một số cổ phiếu có hoạt động hơn trong quý II cũng có thể đã hỗ trợ phần nào cho thị trường. Nhưng về lâu dài, một số nhà giao dịch cho rằng triển vọng của thị trường chứng khoán Nhật Bản là khá ảm đạm.
Mitsushige Akino, trưởng ban quản lý quỹ đầu tư thuộc công ty Ichiyoshi Investment Management Co, cho biết đà tăng trên thị trường đang bị hạn chế bởi đồng yên vẫn tiếp tục đứng ở các mức giá cao, mặc dù đã có sự can thiệp của Chính phủ Nhật Bản.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Thượng Hải phiên này không có nhiều biến động do giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thời điểm thị trường đóng cửa nghỉ lễ. Chỉ số Shanghai Composite kết thúc phiên ở mức 2.610,68 điểm, giảm 0,67 điểm so với phiên trước.
Cùng ngày, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Xítni giảm 24,8 điểm (0,53%) xuống 4.645,00 điểm, trong khi chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc tăng 10,48 điểm (0,56%) lên 1.866,45 điểm./.
Phương Thảo (TTXVN/Vienam+)