Mặt nạ của xác ướp 3.200 tuổi có thể đang ở Mỹ?

Chiếc mặt nạ mạ vàng lấy từ xác ướp có niên đại 3.200 tuổi, tâm điểm của một vụ tranh chấp quốc tế, có thể đang ở bảo tàng St. Louis.
Một thẩm phán liên bang cho biết chiếc mặt nạ mạ vàng lấy từ xác ướp có niên đại3.200 tuổi của Ai Cập, tâm điểm của một vụ tranh chấp quốc tế, hiện có thể đangở bảo tàng St. Louis của Mỹ.

Thẩm phán cũng khẳng định rằng chiếc mặt nạ trên làdi vật cổ của Ai Cập từng bị đánh cắp.

Chiếc mặt nạ được các nhà khảo cổ xác định là của Ka-Nefer-Nefer, mộtngười phụ nữ cao thượng và quyền lực sống vào giai đoạn từ năm 1295-1186 trướcCông nguyên.

Chiếc mặt nạ đã bị mất tích khỏi bảo tàng Cairo cách đây 40 năm và các thẩm phángợi ý chính phủ Mỹ nên hoàn trả di vật về nơi xuất xứ của nó.

Tuy nhiên bảo tàng St. Louis khẳng định họ đã nghiên cứu kỹ nguồn gốc củachiếc mặt nạ và mua nó một cách hợp pháp, không có bất kỳ bằng chứng nào chứngminh chiếc mặt nạ mà họ đang sở hữu là di vật bị đánh cắp.

Chiếc mặt nạ của quý bà Ka-Nefer-Nefer dài 20 inch, được mạ vàng, bọctrong một tấm vải lanh, đựng trong một hòm thủy tinh chạm gỗ, từng được khaiquật vào năm 1952 từ một trong những kim tự tháp ở Saqquara, cách thành phốCairo, Ai Cập khoảng 16km về phía Nam.

Đây là một trong những khu du lịch nổitiếng nhất ở Ai Cập, chứa đựng nhiều ngôi đền, lăng mộ, khu nghĩa địa...

Các điều tra viên của chính phủ Mỹ nghi ngờ chiếc mặt nạ bị đánh cắp vàomột thời điểm giữa năm 1966, khi vận chuyển bằng tàu tới một cuộc triển lãm tạiCairo. Đến năm 1973, Viện bảo tàng Ai Cập mới phát hiện ra nó đã bị mất tích.

Bảo tàng Mỹ đã mua lại nó vào năm 1998 với giá 499.000 USD từ một đại lýnghệ thuật New York, trưng bày hiện vật này tại Bảo tàng Forest Park kể từ đó.

Hội đồng khảo cổ tối cao Ai Cập đã ra thông điệp gợi ý về việc xin nhậnlại cổ vật, nhưng đã không được hồi đáp.

Phía bảo tàng của Mỹ khẳng định trước khi mua cổ vật trên họ đã nghiên cứukỹ xuất xứ và không có bất kỳ điều gì chỉ ra rằng nó đến Mỹ bằng con đường phạmpháp.

Chiếc mặt nạ là một phần trong bộ sưu tập riêng của Kaloterna vào nhữngnăm 1960, trước khi thuộc về nhà sưu tập đồ cổ Croatia, Zuzi Jelinek khi ông nàymua tại Thụy Sĩ, sau đó bán cho Bảo tàng Nghệ thuật Phoenix (NewYork).

Sau đó Bảo tàng St. Louis mua lại chiếc mặt nạ này từ Bảo tàngNghệ thuật Phoenix (NewYork).

Luật sư David Linenbroker của Bảo tàng St. Louis nói: "Chúng tôi cũngchẳng thú vị gì để sở hữu một vật ăn cắp cả, và đây không phải là lần đầu tiênchùng tôi đối mặt với những đồn thổi bóng gió kiểu này."

Quyền sở hữu hợp pháp đã cung cấp cơ hội cho bất kỳ ai chứng minh đượcnguồn gốc đánh cắp của chiếc mặt nạ, thế nhưng đến nay chưa ai làm được điều đó.

Ông Linenbroker nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng bảo tàng chúng tôi là đối tượngsở hữu hợp pháp nhất"./.

Thạch Thảo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục