Công ty thẻ tín dụng quốc tế MasterCard vừa công bố kết quả cuộc khảo sát tiến hành từ 24/4-10/6 với 6.904 người độ tuổi 18-64 ở 14 quốc gia trong khu vưc châu Á-Thái Bình Dương về mức độ “hào phóng” qua việc thưởng tiền “boa” trong các nhà hàng và quán bar.
Kết quả, người Thái Lan được coi là “rộng rãi” nhất khi 89% số người được hỏi nói rằng họ chắc chắn sẽ “boa” cho nhân viên phục vụ. Xếp thứ hai là người Philippines (75%), tiếp theo là Ấn Độ (61%) và Australia (55%). Indonesia và Malaysia cùng xếp thứ 6 với 40%.
Khảo sát cho biết Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan là “keo kiệt” khi tỷ lệ người sẵn lòng “boa” cho nhân viên phục vụ chỉ có lần lượt là 3%, 13% và 17%.
Georgette Tan, người phụ trách cuộc khảo sát ở các khu vực châu Á-Thái Bình dương, Trung Đông và châu Phi của MasterCard cho biết nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự đa dạng thị trường của các khu vực, nhằm giúp công ty hiểu rõ hơn về khách hàng và thói quen của họ.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, cái gọi là mức độ “hào phóng” hay “keo kiệt” nói trên chỉ phản ánh phần nào tính cách, bởi kết quả của cuộc khảo sát phản ánh chủ yếu mức độ thu nhập bình quân đầu người, văn hóa của xã hội và cấp độ dịch vụ.
Chẳng hạn, ở những quốc gia phát triển như Nhật Bản, phí dịch vụ đã được bao gồm trong giá, nên người dân nước này không có thói quen” boa” khi được cung cấp dịch vụ.
Hơn nữa, tỷ lệ “boa” tiền còn phản ánh một phần sự phát triển ngành ngân hàng và dịch vụ, bởi tỷ lệ này thường cao hơn ở các nước có mức độ sử dụng tiền mặt cao hơn./.
Kết quả, người Thái Lan được coi là “rộng rãi” nhất khi 89% số người được hỏi nói rằng họ chắc chắn sẽ “boa” cho nhân viên phục vụ. Xếp thứ hai là người Philippines (75%), tiếp theo là Ấn Độ (61%) và Australia (55%). Indonesia và Malaysia cùng xếp thứ 6 với 40%.
Khảo sát cho biết Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan là “keo kiệt” khi tỷ lệ người sẵn lòng “boa” cho nhân viên phục vụ chỉ có lần lượt là 3%, 13% và 17%.
Georgette Tan, người phụ trách cuộc khảo sát ở các khu vực châu Á-Thái Bình dương, Trung Đông và châu Phi của MasterCard cho biết nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự đa dạng thị trường của các khu vực, nhằm giúp công ty hiểu rõ hơn về khách hàng và thói quen của họ.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, cái gọi là mức độ “hào phóng” hay “keo kiệt” nói trên chỉ phản ánh phần nào tính cách, bởi kết quả của cuộc khảo sát phản ánh chủ yếu mức độ thu nhập bình quân đầu người, văn hóa của xã hội và cấp độ dịch vụ.
Chẳng hạn, ở những quốc gia phát triển như Nhật Bản, phí dịch vụ đã được bao gồm trong giá, nên người dân nước này không có thói quen” boa” khi được cung cấp dịch vụ.
Hơn nữa, tỷ lệ “boa” tiền còn phản ánh một phần sự phát triển ngành ngân hàng và dịch vụ, bởi tỷ lệ này thường cao hơn ở các nước có mức độ sử dụng tiền mặt cao hơn./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)