Ngày 19/5, Mạng Việt Nam Go.vn chính thức được ra mắt phiên bản thử nghiệm. Đây là thành quả của Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện (VTC) sau 75 ngày nỗ lực xây dựng, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Lâm Thanh, Trợ lý Tổng giám đốc VTC cho hay, Go.vn được kỳ vọng là mạng hàng đầu của Việt Nam về giáo dục, giải trí, giao tiếp trực tuyến. “Lật đổ” Facebook…- Cộng đồng cư dân mạng Việt Nam đã quen với các mạng xã hội như Facebook, Zing.vn, Yahoo... Xin ông cho biết, Go.vn khác gì so với các mạng xã hội này?
Ông Nguyễn Lâm Thanh: Mạng xã hội đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ trên internet, tuy nhiên người dùng internet Việt Nam chỉ có thể sử dụng các mạng xã hội có nguồn gốc nước ngoài. Go.vn là mạng đầu tiên tại Việt Nam và ASEAN hội tụ số trên 3 thiết bị đầu cuối là máy tính, tivi và điện thoại di động. Nó được xây dựng trên tinh thần đáp ứng tất cả nhu cầu của người sử dụng. [Sẽ phối hợp cùng Facebook gỡ bỏ những trang mạo danh lãnh đạo]
Thông thường, nhu cầu của người sử dụng như các mạng xã hội đang đáp ứng. Lấy ví dụ như giải trí thì họ tìm tới game, web ca nhạc, hoặc học tập trực tuyến, chăm sóc sức khỏe từ xa… Tuy nhiên, khi một người muốn thỏa mãn nhu cầu của mình, họ phải vào khá nhiều địa chỉ website. Ngoài ra, nhiều người phải tìm kiếm ở nhiều địa chỉ khác nhau để tìm ra thông tin mình tin tưởng nhất. Ở đây, VTC mong muốn xây dựng được một địa chỉ tin cậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ trên mạng của người dùng. Hầu hết các mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay đều không theo xu hướng mà Go.vn phát triển. Họ tập trung giải quyết vấn đề người dùng chia sẻ thông tin, tìm kiếm bạn bè chứ không phải mạng cung cấp dịch vụ như Go.vn. Về mặt nội dung và tâm lý người sử dụng, Go.vn được người Việt Nam xây dựng nên hiểu phong cách, văn hóa sử dụng của người Việt hơn các mạng nước ngoài. Do đó, VTC tin tưởng Go.vn sẽ phục vụ người dùng Việt Nam tốt hơn so với mạng xã hội có nguồn gốc nước ngoài. - Có nhiều mạng xã hội ở Việt Nam phát triển, nhưng cũng không ít website trong tình trạng khó khăn. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Có thể nói các mạng xã hội có sự khó khăn nhất định khi phát triển. Để tạo ra sự biến đổi từ lượng thành chất, số lượng người truy cập phải đạt tới con số rất đông và tri thức trên mạng xã hội phải kết tinh nhiều thì mới tạo gia giá trị cho người sử dụng và lợi ích cho doanh nghiệp. Cho đến nay ở Việt Nam, đơn vị có khả năng làm mạng xã hội có quy mô phục vụ toàn bộ cư dân mạng là không nhiều. Đơn cử, về tài chính có thể có Tập đoàn Viettel, VNPT, nhưng về mặt kinh nghiệm hoạt động, kỹ năng mạng xã hội thì còn hạn chế. Có thể nói VTC là đơn vị hội tụ nhiều nhất các năng lực có thể làm mạng quy mô lớn từ kinh nghiệm tới tài chính. Chúng tôi dự tính tổng giá trị đầu tư cho Go.vn trong vòng 5 năm khoảng 1.000 tỷ đồng. - Thời điểm này, Facebook vẫn là mạng xã hội được nhiều người Việt Nam yêu thích, liệu đến bao giờ thì Go.vn có thể ngang bằng hoặc “lật đổ” sự “thống trị” này?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Ra mắt Go.vn, chúng tôi đặt mục tiêu đạt 5 triệu thành viên thường xuyên tham gia trong năm đầu tiên hoạt động (không kể số lượng thành viên đăng ký). Hiện nay, số người dùng Facebook ở Việt Nam khoảng dưới 2 triệu người. Tôi nghĩ, nếu sau 6 tháng kể từ khi ra mắt, lượng người dùng của Go.vn không hơn được Facebook thì dự án này coi như thất bại. …để khẳng định thương hiệu mạng thuần Việt- Được biết, Go.vn là mạng thuần Việt, vậy cơ chế bảo mật của nó có được VTC quan tâm như thế nào, thưa ông?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Go.vn hoạt động trên nền tảng công nghệ hoàn toàn do VTC xây dựng. Đó là tập hợp trí tuệ của người Việt, xây dựng một sản phẩm mạng Việt Nam do người Việt làm chủ hoàn toàn về mặt công nghệ, nội dung. Để xây dựng Go.vn, chúng tôi đã tận dụng kinh nghiệm và mođun sản phẩm được kết tinh của VTC trong vòng 5 năm qua. Lấy ví dụ, trong suốt hơn 4 năm qua, VTC xây dựng và vận hành hệ thống thanh toán phục vụ gần 40 triệu người sử dụng, với hàng trăm triệu giao dịch trong một ngày nhưng chưa hề xuất hiện lỗi. Hệ thống này cũng sẽ được tích hợp trong Go.vn. Đây là minh chứng nói về sự bảo đảm an toàn an ninh, bảo mật cho người sử dụng. Về mặt công nghệ, chúng ta không hề thua kém những mạng hàng đầu thế giới như Facebook, Yahoo… - Go.vn có chức năng tìm kiếm, viết tin, bài. Vậy làm thế nào để mạng xã hội này lành mạnh, không chứa thông tin có hại?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Chúng tôi sẽ có cơ chế kỹ thuật, kiểm duyệt để bảo đảm việc ấy không diễn ra. Nhưng VTC cũng kỳ vọng bản thân cộng đồng sẽ tự loại bỏ những người nào đi ngược lại xu thế của xã hội. - Xin ông cho biết đối tượng hướng tới của Go.vn?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Bước đầu, chúng tôi sẽ phục vụ những người có nhu cầu học tập. Những người này gồm học sinh, sinh viên và cả những người trưởng thành có nhu cầu học về kỹ năng sống, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức, lịch sử văn hóa dân tộc… Chúng tôi cũng đang tập hợp để có thể xây dựng một kho tri thức chung của người Việt. Ngoài ra, xu thế hội tụ giữa viễn thông, truyền hình và internet dần thành một, Do đó, Go.vn cũng được xây dựng trên chiến lược như vậy. Cụ thể, trên Go.vn, có 2 dạng dữ liệu video. Thứ nhất là những video do bản thân VTC cung cấp, được cập nhật từ gần 20 kênh truyền hình của VTC hoặc những video bài giảng… Thứ hai là video do người sử dụng làm ra, có thể tải lên Go.vn một cách dễ dàng. - Go.vn ra đời trong hoàn cảnh có nhiều sự cạnh tranh của các mạng xã hội khác, vậy VTC đặt bài toán doanh thu như thế nào?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Mạng Việt Nam do VTC xây dựng được làm trên nền tảng một hệ thống thanh toán. Đây là sự khác biệt mà chưa mạng xã hội nào ở Việt Nam xây dựng. Trước mắt, chúng tôi có gần 40 triệu tài khoản đăng ký, có chứa tiền và có thể thanh toán. Trên nền tảng ấy, các dịch vụ của VTC hoặc của đối tác cung cấp dịch vụ trên Go.vn có thể thu phí. Về lâu dài, đó là nguồn thu chính chứ VTC không đặt nặng nguồn thu từ quảng cáo như các đơn vị khác. Trong kế hoạch, Go.vn sẽ có từ 90-95% dịch vụ miễn phí cho cộng đồng. Song, nếu khách hàng muốn sử dụng dịch vụ cao cấp thì sẽ phải trả tiền. Ví dụ như dịch vụ đào tạo từ xa, đại học online, chăm sóc sức khỏe… mà tương lai Go.vn sẽ được tích hợp./. - Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Lâm Thanh: Mạng xã hội đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ trên internet, tuy nhiên người dùng internet Việt Nam chỉ có thể sử dụng các mạng xã hội có nguồn gốc nước ngoài. Go.vn là mạng đầu tiên tại Việt Nam và ASEAN hội tụ số trên 3 thiết bị đầu cuối là máy tính, tivi và điện thoại di động. Nó được xây dựng trên tinh thần đáp ứng tất cả nhu cầu của người sử dụng. [Sẽ phối hợp cùng Facebook gỡ bỏ những trang mạo danh lãnh đạo]
Thông thường, nhu cầu của người sử dụng như các mạng xã hội đang đáp ứng. Lấy ví dụ như giải trí thì họ tìm tới game, web ca nhạc, hoặc học tập trực tuyến, chăm sóc sức khỏe từ xa… Tuy nhiên, khi một người muốn thỏa mãn nhu cầu của mình, họ phải vào khá nhiều địa chỉ website. Ngoài ra, nhiều người phải tìm kiếm ở nhiều địa chỉ khác nhau để tìm ra thông tin mình tin tưởng nhất. Ở đây, VTC mong muốn xây dựng được một địa chỉ tin cậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ trên mạng của người dùng. Hầu hết các mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay đều không theo xu hướng mà Go.vn phát triển. Họ tập trung giải quyết vấn đề người dùng chia sẻ thông tin, tìm kiếm bạn bè chứ không phải mạng cung cấp dịch vụ như Go.vn. Về mặt nội dung và tâm lý người sử dụng, Go.vn được người Việt Nam xây dựng nên hiểu phong cách, văn hóa sử dụng của người Việt hơn các mạng nước ngoài. Do đó, VTC tin tưởng Go.vn sẽ phục vụ người dùng Việt Nam tốt hơn so với mạng xã hội có nguồn gốc nước ngoài. - Có nhiều mạng xã hội ở Việt Nam phát triển, nhưng cũng không ít website trong tình trạng khó khăn. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Có thể nói các mạng xã hội có sự khó khăn nhất định khi phát triển. Để tạo ra sự biến đổi từ lượng thành chất, số lượng người truy cập phải đạt tới con số rất đông và tri thức trên mạng xã hội phải kết tinh nhiều thì mới tạo gia giá trị cho người sử dụng và lợi ích cho doanh nghiệp. Cho đến nay ở Việt Nam, đơn vị có khả năng làm mạng xã hội có quy mô phục vụ toàn bộ cư dân mạng là không nhiều. Đơn cử, về tài chính có thể có Tập đoàn Viettel, VNPT, nhưng về mặt kinh nghiệm hoạt động, kỹ năng mạng xã hội thì còn hạn chế. Có thể nói VTC là đơn vị hội tụ nhiều nhất các năng lực có thể làm mạng quy mô lớn từ kinh nghiệm tới tài chính. Chúng tôi dự tính tổng giá trị đầu tư cho Go.vn trong vòng 5 năm khoảng 1.000 tỷ đồng. - Thời điểm này, Facebook vẫn là mạng xã hội được nhiều người Việt Nam yêu thích, liệu đến bao giờ thì Go.vn có thể ngang bằng hoặc “lật đổ” sự “thống trị” này?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Ra mắt Go.vn, chúng tôi đặt mục tiêu đạt 5 triệu thành viên thường xuyên tham gia trong năm đầu tiên hoạt động (không kể số lượng thành viên đăng ký). Hiện nay, số người dùng Facebook ở Việt Nam khoảng dưới 2 triệu người. Tôi nghĩ, nếu sau 6 tháng kể từ khi ra mắt, lượng người dùng của Go.vn không hơn được Facebook thì dự án này coi như thất bại. …để khẳng định thương hiệu mạng thuần Việt- Được biết, Go.vn là mạng thuần Việt, vậy cơ chế bảo mật của nó có được VTC quan tâm như thế nào, thưa ông?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Go.vn hoạt động trên nền tảng công nghệ hoàn toàn do VTC xây dựng. Đó là tập hợp trí tuệ của người Việt, xây dựng một sản phẩm mạng Việt Nam do người Việt làm chủ hoàn toàn về mặt công nghệ, nội dung. Để xây dựng Go.vn, chúng tôi đã tận dụng kinh nghiệm và mođun sản phẩm được kết tinh của VTC trong vòng 5 năm qua. Lấy ví dụ, trong suốt hơn 4 năm qua, VTC xây dựng và vận hành hệ thống thanh toán phục vụ gần 40 triệu người sử dụng, với hàng trăm triệu giao dịch trong một ngày nhưng chưa hề xuất hiện lỗi. Hệ thống này cũng sẽ được tích hợp trong Go.vn. Đây là minh chứng nói về sự bảo đảm an toàn an ninh, bảo mật cho người sử dụng. Về mặt công nghệ, chúng ta không hề thua kém những mạng hàng đầu thế giới như Facebook, Yahoo… - Go.vn có chức năng tìm kiếm, viết tin, bài. Vậy làm thế nào để mạng xã hội này lành mạnh, không chứa thông tin có hại?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Chúng tôi sẽ có cơ chế kỹ thuật, kiểm duyệt để bảo đảm việc ấy không diễn ra. Nhưng VTC cũng kỳ vọng bản thân cộng đồng sẽ tự loại bỏ những người nào đi ngược lại xu thế của xã hội. - Xin ông cho biết đối tượng hướng tới của Go.vn?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Bước đầu, chúng tôi sẽ phục vụ những người có nhu cầu học tập. Những người này gồm học sinh, sinh viên và cả những người trưởng thành có nhu cầu học về kỹ năng sống, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức, lịch sử văn hóa dân tộc… Chúng tôi cũng đang tập hợp để có thể xây dựng một kho tri thức chung của người Việt. Ngoài ra, xu thế hội tụ giữa viễn thông, truyền hình và internet dần thành một, Do đó, Go.vn cũng được xây dựng trên chiến lược như vậy. Cụ thể, trên Go.vn, có 2 dạng dữ liệu video. Thứ nhất là những video do bản thân VTC cung cấp, được cập nhật từ gần 20 kênh truyền hình của VTC hoặc những video bài giảng… Thứ hai là video do người sử dụng làm ra, có thể tải lên Go.vn một cách dễ dàng. - Go.vn ra đời trong hoàn cảnh có nhiều sự cạnh tranh của các mạng xã hội khác, vậy VTC đặt bài toán doanh thu như thế nào?Ông Nguyễn Lâm Thanh: Mạng Việt Nam do VTC xây dựng được làm trên nền tảng một hệ thống thanh toán. Đây là sự khác biệt mà chưa mạng xã hội nào ở Việt Nam xây dựng. Trước mắt, chúng tôi có gần 40 triệu tài khoản đăng ký, có chứa tiền và có thể thanh toán. Trên nền tảng ấy, các dịch vụ của VTC hoặc của đối tác cung cấp dịch vụ trên Go.vn có thể thu phí. Về lâu dài, đó là nguồn thu chính chứ VTC không đặt nặng nguồn thu từ quảng cáo như các đơn vị khác. Trong kế hoạch, Go.vn sẽ có từ 90-95% dịch vụ miễn phí cho cộng đồng. Song, nếu khách hàng muốn sử dụng dịch vụ cao cấp thì sẽ phải trả tiền. Ví dụ như dịch vụ đào tạo từ xa, đại học online, chăm sóc sức khỏe… mà tương lai Go.vn sẽ được tích hợp./. - Xin cảm ơn ông!
Mạng Việt Nam Go.vn (www.goonline.vn) Ra mắt Go.vn, VTC đặt mục tiêu chiếm 40-50% lưu lượng truy cập xã hội mạng vào năm 2015, có khả năng phục vụ đồng thời 4 triệu người sử dụng. Hiện, đội ngũ làm Go.vn có 316 chuyên gia, làm việc tại Hà Nội, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh. Go.vn tập trung vào giao tiếp, giải trí, giáo dục và tương tác với người đùng trên đồng thời cả internet, di động và truyền hình. Cụ thể, nhóm giáo dục gồm các chuyên mục như: goEdu (ngôi trường số hiện đại), cung cấp bài giảng, phương pháp học tập cho học sinh và công cụ soạn bài điện tử cho giáo viên. Hiện, goEdu có gần 100.000 trang sách, 30.000 phút bài giảng và gần 100 giảng viên. Mục goViet (bách khoa toàn thư hiện đại) nơi người dùng chia sẻ dữ liệu về lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, xã hội và doanh nhân Việt Nam... Nhóm giao tiếp cộng đồng, với các chuyên mục myGo; goBlogs; goMibile; chat bằng tin nhắn SMS... Nhóm truyền thông, sự kiện, giải trí với hơn 2 triệu bài hát có bản quyền, 1 triệu video, 20 triệu hình ảnh, các loại game cộng đồng… Nhóm kinh doanh, hỗ trợ mua bán, đấu giá hàng hóa, tìm kiếm việc làm… |
Trung Hiền (Vietnam+)