Theo kết quả của một nghiên cứu được tung ra trước thềm Triển lãm quốc tế hàng điện tử tiêu dùng 2013 (CES), ngành công nghệ điện tử ước chỉ đạt tốc độ tăng trưởng khiêm tốn 4% năm 2013, với doanh thu lên tới 1.100 tỷ USD.
Điều đáng chú ý là một nửa số doanh thu đó sẽ đến từ các thiết bị kết nối di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính di động.
Nghiên cứu trên do Hiệp hội điện tử tiêu dùng (CEA) và GfK Research phối hợp thực hiện. Tóm lại, bức tranh công nghệ thế giới có hai mảng mầu: mảng thiết bị di động đang đi lên, trong lúc mảng điện tử già tuổi hơn đang phải vật lộn để tồn tại. Ngành công nghệ điện tử không chỉ bị "vùi dập" bởi sự dịch chuyển sang dùng các thiết bị di động, mà còn bởi các điều kiện kinh tế trên quy mô toàn cầu ngày càng tồi đi, nhất là khi Tây Âu bị suy thoái đánh gục.
Cũng theo báo cáo trên, doanh số bán của ngành điện tử năm 2012 ngược với dự báo tăng 5% đưa ra trước đó, đã kết thúc năm với mức giảm 1%, do thị trường châu Âu sa sút. Khu vực Tây Âu được dự báo sẽ tiếp tục chìm trong vùng âm trong năm 2013, trong khi Bắc Mỹ sẽ tăng trưởng nhẹ. Và động lực lớn nhất đem lại sức tăng cho ngành này sẽ là các thị trường mới nổi như Trung Quốc.
Chuyên gia Steve Bambridge thuộc GfK dự đoán trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn đang suy thoái, rất khó để doanh số bán của ngành công nghệ tăng tốc. Nói cách khác, sức tăng trưởng chỉ phục hồi ở mức vừa phải.
Chuyên gia Steve Koenig thuộc CEA dự đoán, doanh số bán máy tính bảng - mặt hàng "thiết yếu" đối với cả hai thị trường là Tây Âu và Mỹ - ước tiếp tục tăng 50% trong năm 2013. Đây cũng là thiết bị được dự báo sẽ có sức tăng trưởng mạnh nhất trong lịch sử ngành công nghệ.
Cũng theo ông Koenig, làn sóng máy tính bảng và điện thoại thông minh ngập tràn thị trường khiến nhiều người xem nhẹ các thiết bị như máy tính xách tay, tivi nhỏ, hoặc thậm chí là máy quay kỹ thuật số, vì nhiều chức năng này đã được cài trong máy tính bảng hay điện thoại.
Doanh số bán trò chơi video sẽ "dậm chân tại chỗ" hoặc giảm, trong khi máy tính di động có thể tăng nhờ một số hình thái mới như máy tính "lai". Trong khi nhiều người đang sử dụng máy tính bảng thay cho một TV thứ hai, thì nhu cầu TV "khủng" với màn hình từ 60 inche trở lên sẽ tăng. Trong khi đó, TV ultra HD vẫn chậm chinh phục thị trường vì giá quá đắt, lên tới vài ngàn USD/chiếc. Loại TV này được dự báo chỉ chiếm 5% thị trường Mỹ năm 2016./.
Điều đáng chú ý là một nửa số doanh thu đó sẽ đến từ các thiết bị kết nối di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính di động.
Nghiên cứu trên do Hiệp hội điện tử tiêu dùng (CEA) và GfK Research phối hợp thực hiện. Tóm lại, bức tranh công nghệ thế giới có hai mảng mầu: mảng thiết bị di động đang đi lên, trong lúc mảng điện tử già tuổi hơn đang phải vật lộn để tồn tại. Ngành công nghệ điện tử không chỉ bị "vùi dập" bởi sự dịch chuyển sang dùng các thiết bị di động, mà còn bởi các điều kiện kinh tế trên quy mô toàn cầu ngày càng tồi đi, nhất là khi Tây Âu bị suy thoái đánh gục.
Cũng theo báo cáo trên, doanh số bán của ngành điện tử năm 2012 ngược với dự báo tăng 5% đưa ra trước đó, đã kết thúc năm với mức giảm 1%, do thị trường châu Âu sa sút. Khu vực Tây Âu được dự báo sẽ tiếp tục chìm trong vùng âm trong năm 2013, trong khi Bắc Mỹ sẽ tăng trưởng nhẹ. Và động lực lớn nhất đem lại sức tăng cho ngành này sẽ là các thị trường mới nổi như Trung Quốc.
Chuyên gia Steve Bambridge thuộc GfK dự đoán trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn đang suy thoái, rất khó để doanh số bán của ngành công nghệ tăng tốc. Nói cách khác, sức tăng trưởng chỉ phục hồi ở mức vừa phải.
Chuyên gia Steve Koenig thuộc CEA dự đoán, doanh số bán máy tính bảng - mặt hàng "thiết yếu" đối với cả hai thị trường là Tây Âu và Mỹ - ước tiếp tục tăng 50% trong năm 2013. Đây cũng là thiết bị được dự báo sẽ có sức tăng trưởng mạnh nhất trong lịch sử ngành công nghệ.
Cũng theo ông Koenig, làn sóng máy tính bảng và điện thoại thông minh ngập tràn thị trường khiến nhiều người xem nhẹ các thiết bị như máy tính xách tay, tivi nhỏ, hoặc thậm chí là máy quay kỹ thuật số, vì nhiều chức năng này đã được cài trong máy tính bảng hay điện thoại.
Doanh số bán trò chơi video sẽ "dậm chân tại chỗ" hoặc giảm, trong khi máy tính di động có thể tăng nhờ một số hình thái mới như máy tính "lai". Trong khi nhiều người đang sử dụng máy tính bảng thay cho một TV thứ hai, thì nhu cầu TV "khủng" với màn hình từ 60 inche trở lên sẽ tăng. Trong khi đó, TV ultra HD vẫn chậm chinh phục thị trường vì giá quá đắt, lên tới vài ngàn USD/chiếc. Loại TV này được dự báo chỉ chiếm 5% thị trường Mỹ năm 2016./.
Hương Giang (TTXVN)