Mãn nhãn với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng các cung leo núi nổi tiếng Tây Bắc

Miền Tây Bắc là lựa chọn của nhiều người thích trải nghiệm và đam mê cảm giác mạo hiểm, ngoài việc chinh phục những cung đường thì cảnh sắc nơi đây cũng là điểm nhấn trong suốt hành trình.

Mãn nhãn với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng các cung leo núi nổi tiếng Tây Bắc
vnp_Nrtb.jpg
Nhắc đến Tây Bắc, chúng ta liên tưởng ngay đến những dãy núi non hùng vĩ trùng điệp, những bản sương giăng, những đèo mây phủ hòa quyện lại làm nên một Tây bắc vô cùng quyến rũ. (Ảnh: Thanh Nguyễn/Vietnam+)
vnp_22.jpg
Hơn cả một hành trình chinh phục những chặng đường hiểm trở, cảnh sắc thiên nhiên nơi đây khiến các du khách ví von như 'thiên đường chốn hạ giới.' (Ảnh: Mạnh chiến/Vietnam+)
vnp_bien may lao than.jpg
Nằm ở độ cao 2.826m so với mực nước biển, Lảo Thẩn thuộc thôn Phìn Hồ (Y Tý, Bát Xát, Lào Cai). Lảo Thẩn còn được biết đến với những tên gọi khác như: Hâu Pông San hay Nhìu Cồ San bố và được mệnh danh là “nóc nhà Y Tý”. (Ảnh: Nguyễn Anh chiêm/Vietnam+)
vnp_ lao than11.jpg
Khi chinh phục cung đường Lảo Thẩn, du khách nên bố trí thời gian hợp lý để có thể ngắm mặt trời mọc và hoàng hôn lúc xế chiều. Nơi này được biết đến là nơi mặt trời mọc sớm nhất và hoàng hôn xuống núi cũng muộn nhất ở Y Tý, Lào Cai. (Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm/Vietnam+)
vnp_Ta Xua.jpeg
Một địa danh không quá xa lạ với các tín đồ chinh phục những cung đường mạo hiểm đó là Tà Xùa. (Ảnh: Đức Hùng/Vietnam+)
vnp_ ta xua.jpeg
Tà Xùa được biết đến với 3 đỉnh, gồm đỉnh cắm cờ Việt Nam, cao 2.850m; đỉnh có cột cờ cũ từ thời Pháp và đỉnh “sống lưng khủng long” – nơi mà các trekker thường lấy làm mục tiêu khám phá, chinh phục. (Ảnh: Đức Hùng/Vietnam+)
vnp_ dinh ta xua.jpg
'Biển mây' tuyệt đẹp trên đỉnh Tà Xùa. (Ảnh: Dũng Khuất/Vietnam+)
vnp_ bach moc luong tu 2.jpg
Nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, Bạch Mộc là đỉnh núi cao thứ 4 trong số các ngọn núi ở nước ta với độ cao 3.046m. (Ảnh: Đức Hùng/Vietnam+)
vnp_ bach moc luong tu.jpg
Nhắc tới Bạch Mộc Lương Tử người ta thường nhớ tới cụm từ “bình minh trên mây.” (Ảnh: Đức Hùng/Vietnam+)
vnp_ lung cung 2.jpg
Tiếp đến là đỉnh núi được lấy theo tên của một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở bậc nhất tại xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái - Đỉnh Lùng Cúng. (Ảnh: Lại Hồng Thái/Vietnam+)
vnp_ lung cung.jpg
Du khách sẽ phải mất khoảng 2 ngày 1 đêm để chinh phục được cung trekking miền Bắc có độ cao 2.913m này và tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên. (Ảnh: Lại Hồng Thái/Vietnam+)
vnp_ pusilung.jpg
Một ngọn núi nằm ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc thuộc huyện Mường Tè (Lai Châu), Puislung có độ cao 3.083m với địa hình hiểm trở và khó chinh phục. (Ảnh: Đức Hùng/Vietnam+)
vnp_ pusilung (2).jpg
Để đến núi này ở phần Việt Nam, du khách cần xin giấy phép tại Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu tại thành phố Lai Châu. Đỉnh núi Pusilung huyền thoại luôn là điểm đến trong mơ của các phượt thủ ưa khám phá. (Ảnh: Đức Hùng/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục