Đến Long An hỏi đến đặc sản ở vùng quê Đồng bằng sông Cửu Long, ai cũng khen ngợi kể đến đó là món mắm còng ở xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Những ngày Tết cận kề, chúng tôi đến xã Phước Lại thấy cảnh nhộn nhịp người thì xách giỏ, kẻ thì đi xe với những hũ mắm còng mua đem về làm quà biếu cho bạn bè, người thân đón xuân Quý Tỵ 2013. Hiện nay mỗi ngày xã Phước Lại tiêu thụ bán cho các nơi 300-500 kg mắm còng.
Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, ở ấp Tân Thạnh A có trên 30 năm làm nghề mắm còng cho biết: Đây là món đặc sản ở vùng nước mặn và cũng là món đặc sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bởi hương vị vừa béo, vừa thơm, nên không ít người dân ở vùng nước mặn Cần Giuộc không thể thiếu được trong bữa ăn.
Chị Hồng cho biết thêm, công đoạn làm mắm còng phải tỷ mỉ, con còng làm mắm phải tươi, về dùng sơ vừa rửa sạch những chất bám trên lưng còng, sau đó tách yếm, rửa lại nước muối giảm bớt mùi tanh của còng, đem còng ra phơi nắng, lúc nào mà gặp thời tiết mát, còng bị hôi không làm được.
Sau khi phơi nắng thấy còng khô teo thịt lại đem cho vào hũ, ướp gia vị vào để 45 ngày trở lên mới ăn được. Đó là cách làm mà người dân địa phương gọi là làm còng miêng bán với giá 80.000-100.000 đồng/kg.
Cách thức hai là không tách miêng, rửa sạch để khô bớt mùi tanh cho vào máy, bỏ ít đường, ít muối xay làm mắm gọi là mắm còng xay xù. Bà con ở đây chọn thời điểm làm mắm còng từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, vì đây là mùa khô, thời tiết nắng sẽ giúp cho việc phơi còng thuận lợi, bởi làm món mắm còng quan trọng nhất vẫn là công đoạn phơi nắng còng.
Để có mắm còng bán quanh năm bà con ở đây phải làm mắm để dự trữ 500-1 tấn và phải giữ kín miệng mới giữ hương vị và bảo quản 3-4 tháng.
Trước đây ở huyện Cần Giuộc chỉ vài chục hộ làm mắm còng bởi nghề làm khá vất vả, nhưng giờ đây lại có hàng trăm hộ làm, nhiều người ưa chọn món mắm còng trong các bữa ăn, bữa tiệc rất tiện lợi, khi dùng chỉ cần bỏ thêm ít đường, tỏi, ớt, chanh sẽ tăng mùi vị thơm ngon, kèm theo thịt luộc, cà đĩa, dưa leo, rau luộc, đậu rồng sẽ tạo bữa ăn đậm đà, ấm áp cho một mùa xuân.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phước Lại cho biết: Ở đây, ngày Tết nhà nào cũng chuẩn bị 1-2 kg mắm còng để ăn trở thành một món ăn không thể thiếu được của người dân xã Phước Lại./.
Những ngày Tết cận kề, chúng tôi đến xã Phước Lại thấy cảnh nhộn nhịp người thì xách giỏ, kẻ thì đi xe với những hũ mắm còng mua đem về làm quà biếu cho bạn bè, người thân đón xuân Quý Tỵ 2013. Hiện nay mỗi ngày xã Phước Lại tiêu thụ bán cho các nơi 300-500 kg mắm còng.
Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, ở ấp Tân Thạnh A có trên 30 năm làm nghề mắm còng cho biết: Đây là món đặc sản ở vùng nước mặn và cũng là món đặc sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bởi hương vị vừa béo, vừa thơm, nên không ít người dân ở vùng nước mặn Cần Giuộc không thể thiếu được trong bữa ăn.
Chị Hồng cho biết thêm, công đoạn làm mắm còng phải tỷ mỉ, con còng làm mắm phải tươi, về dùng sơ vừa rửa sạch những chất bám trên lưng còng, sau đó tách yếm, rửa lại nước muối giảm bớt mùi tanh của còng, đem còng ra phơi nắng, lúc nào mà gặp thời tiết mát, còng bị hôi không làm được.
Sau khi phơi nắng thấy còng khô teo thịt lại đem cho vào hũ, ướp gia vị vào để 45 ngày trở lên mới ăn được. Đó là cách làm mà người dân địa phương gọi là làm còng miêng bán với giá 80.000-100.000 đồng/kg.
Cách thức hai là không tách miêng, rửa sạch để khô bớt mùi tanh cho vào máy, bỏ ít đường, ít muối xay làm mắm gọi là mắm còng xay xù. Bà con ở đây chọn thời điểm làm mắm còng từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, vì đây là mùa khô, thời tiết nắng sẽ giúp cho việc phơi còng thuận lợi, bởi làm món mắm còng quan trọng nhất vẫn là công đoạn phơi nắng còng.
Để có mắm còng bán quanh năm bà con ở đây phải làm mắm để dự trữ 500-1 tấn và phải giữ kín miệng mới giữ hương vị và bảo quản 3-4 tháng.
Trước đây ở huyện Cần Giuộc chỉ vài chục hộ làm mắm còng bởi nghề làm khá vất vả, nhưng giờ đây lại có hàng trăm hộ làm, nhiều người ưa chọn món mắm còng trong các bữa ăn, bữa tiệc rất tiện lợi, khi dùng chỉ cần bỏ thêm ít đường, tỏi, ớt, chanh sẽ tăng mùi vị thơm ngon, kèm theo thịt luộc, cà đĩa, dưa leo, rau luộc, đậu rồng sẽ tạo bữa ăn đậm đà, ấm áp cho một mùa xuân.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phước Lại cho biết: Ở đây, ngày Tết nhà nào cũng chuẩn bị 1-2 kg mắm còng để ăn trở thành một món ăn không thể thiếu được của người dân xã Phước Lại./.
(TTXVN)