Chính phủ Mali ngày 2/8 thông báo nước này sẽ tổ chức vòng hai cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 11/8 do không có ứng cử viên nào giành được đa số áp đảo ngay tại vòng một diễn ra hôm 28/7.
Theo kết quả kiểm phiếu chính thức công bố trực tiếp trên truyền hình, cựu Thủ tướng Ibrahim Boubacar Keita của Đảng Tập hợp vì Mali (RPM) đã dẫn đầu với 39,2% số phiếu ủng hộ, trong khi đối thủ chính là cựu Bộ trưởng Tài chính Soumaila Cisse - ứng cử viên của Đảng Liên minh vì nền Cộng hòa và Dân chủ (URD) - chỉ giành được 19,4% số phiếu.
Tuy có tổng số 27 ứng cử viên cùng tham gia tranh cử, song thực tế cho thấy cuộc chạy đua chỉ diễn ra thực sự giữa ông Keita và ông Cisse.
Vòng một cuộc bầu cử tổng thống đã diễn ra êm thấm mà không có sự cố nào, bất chấp một trong những nhóm Hồi giáo chính ở miền Bắc Mali là Phong trào độc tôn và thánh chiến Tây Phi (MUJAO) ngay trước thềm bầu cử tuyên bố sẽ "tấn công" các điểm bỏ phiếu.
Cuộc bầu cử lần này được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới mang lại hòa bình và ổn định tại Mali. Khủng hoảng chính trị kéo dài ở quốc gia này bắt đầu từ cuối tháng 3/2012 sau khi Đô đốc Amadou Sanogo dẫn đầu một nhóm sĩ quan quân đội lật đổ Tổng thống khi đó là Amadou Toumani Toure. Cuộc binh biến này đã dọn đường cho các tay súng Hồi giáo cực đoan có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và lực lượng người Touareq chiếm giữ các tỉnh miền Bắc Mali, gây bất ổn triền miên tại quốc gia Tây Phi này.
Trong một diễn biến khác, các nguồn tin quốc phòng Niger cho biết 850 binh sĩ nước này sẽ được triển khai tới Mali theo sứ mệnh của Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA).
Lực lượng mới, gồm cả các quân nhân nữ, đã trải qua khóa huấn luyện tăng cường 10 tuần về các hoạt động gìn giữ hòa bình phù hợp với các yêu cầu của Liên hợp quốc. Lực lượng này sẽ thay thế lực lượng đầu tiên tới Mali từ tháng 1/2013 thuộc Phái bộ hỗ trợ quốc tế cho Mali (MISMA). Trước đó, Niger đã triển khai 680 binh sĩ tới Mali thuộc MISMA để chiến đấu chống lại các nhóm khủng bố ở Bắc Mali và giúp nước này khôi phục toàn vẹn lãnh thổ./.
Theo kết quả kiểm phiếu chính thức công bố trực tiếp trên truyền hình, cựu Thủ tướng Ibrahim Boubacar Keita của Đảng Tập hợp vì Mali (RPM) đã dẫn đầu với 39,2% số phiếu ủng hộ, trong khi đối thủ chính là cựu Bộ trưởng Tài chính Soumaila Cisse - ứng cử viên của Đảng Liên minh vì nền Cộng hòa và Dân chủ (URD) - chỉ giành được 19,4% số phiếu.
Tuy có tổng số 27 ứng cử viên cùng tham gia tranh cử, song thực tế cho thấy cuộc chạy đua chỉ diễn ra thực sự giữa ông Keita và ông Cisse.
Vòng một cuộc bầu cử tổng thống đã diễn ra êm thấm mà không có sự cố nào, bất chấp một trong những nhóm Hồi giáo chính ở miền Bắc Mali là Phong trào độc tôn và thánh chiến Tây Phi (MUJAO) ngay trước thềm bầu cử tuyên bố sẽ "tấn công" các điểm bỏ phiếu.
Cuộc bầu cử lần này được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới mang lại hòa bình và ổn định tại Mali. Khủng hoảng chính trị kéo dài ở quốc gia này bắt đầu từ cuối tháng 3/2012 sau khi Đô đốc Amadou Sanogo dẫn đầu một nhóm sĩ quan quân đội lật đổ Tổng thống khi đó là Amadou Toumani Toure. Cuộc binh biến này đã dọn đường cho các tay súng Hồi giáo cực đoan có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và lực lượng người Touareq chiếm giữ các tỉnh miền Bắc Mali, gây bất ổn triền miên tại quốc gia Tây Phi này.
Trong một diễn biến khác, các nguồn tin quốc phòng Niger cho biết 850 binh sĩ nước này sẽ được triển khai tới Mali theo sứ mệnh của Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA).
Lực lượng mới, gồm cả các quân nhân nữ, đã trải qua khóa huấn luyện tăng cường 10 tuần về các hoạt động gìn giữ hòa bình phù hợp với các yêu cầu của Liên hợp quốc. Lực lượng này sẽ thay thế lực lượng đầu tiên tới Mali từ tháng 1/2013 thuộc Phái bộ hỗ trợ quốc tế cho Mali (MISMA). Trước đó, Niger đã triển khai 680 binh sĩ tới Mali thuộc MISMA để chiến đấu chống lại các nhóm khủng bố ở Bắc Mali và giúp nước này khôi phục toàn vẹn lãnh thổ./.
(TTXVN)