Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, ngày 27/5, Chính phủ Mali đã kiên quyết bác bỏ việc tuyên bố thành lập chính phủ tại miền Bắc nước này của lực lượng nổi dậy thuộc Phong trào giải phóng dân tộc Azouad (MNLA) của người Tuareg và nhóm Hồi giáo cực đoan Ansar Dine.
Bộ trưởng Thông tin và người phát ngôn Chính phủ Mali, ông Hamadoun Touré khẳng định Bamako bác bỏ mọi ý đồ thành lập một nhà nước ở vùng Azouad, đồng thời không chấp nhận một nhà nước Hồi giáo tại miền Bắc nước này.
Ông Touré cho biết dù việc thành lập một nhà nước như vậy mới chỉ là trên giấy tờ, song Chính phủ Mali khẳng định Mali tiếp tục là một nước thế tục.
Động thái trên được đưa ra ngay sau khi nhóm Ansar Dine, được cho là có quan hệ với al Qaeda, và MNLA ký thỏa thuận thành lập chính phủ chuyển tiếp lâm thời của nhà nước Hồi giáo Azouad tại miền Bắc Mali.
Trong mô hình nhà nước mà hai nhóm cực đoan này lựa chọn, đạo Hồi được coi là tôn giáo chính, lấy Kinh Koran và những lời răn của Nhà tiên tri Mohamed làm cội nguồn của luật pháp.
Việc Ansar Dine và MNLA ký thỏa thuận là nhằm có thêm tiếng nói trước khi tiến hành thương lượng với Chính phủ Mali, dưới sự trung gian hòa giải của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS).
Theo các nhà quan sát, trên thực tế, cả Ansar Dine và MNLA đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ Mali. Đặc biệt sau khi xảy ra vụ đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Amadou Toumani Toure, hồi giữa tháng Ba vừa qua, lực lượng phiến quân thuộc các nhóm này đã lợi dụng tình hình rối ren tại thủ đô Bamako để giành quyền kiểm soát nhiều khu vực miền Bắc nước này, trong đó gồm hai thành phố trọng yếu là Gao và Timbuktu.
Trong khi đó, Chính phủ Algeria, quốc gia có đường biên giới chung với Mali tại vùng Azouad, hiện chưa có phản ứng gì trước động thái mới này./.
Bộ trưởng Thông tin và người phát ngôn Chính phủ Mali, ông Hamadoun Touré khẳng định Bamako bác bỏ mọi ý đồ thành lập một nhà nước ở vùng Azouad, đồng thời không chấp nhận một nhà nước Hồi giáo tại miền Bắc nước này.
Ông Touré cho biết dù việc thành lập một nhà nước như vậy mới chỉ là trên giấy tờ, song Chính phủ Mali khẳng định Mali tiếp tục là một nước thế tục.
Động thái trên được đưa ra ngay sau khi nhóm Ansar Dine, được cho là có quan hệ với al Qaeda, và MNLA ký thỏa thuận thành lập chính phủ chuyển tiếp lâm thời của nhà nước Hồi giáo Azouad tại miền Bắc Mali.
Trong mô hình nhà nước mà hai nhóm cực đoan này lựa chọn, đạo Hồi được coi là tôn giáo chính, lấy Kinh Koran và những lời răn của Nhà tiên tri Mohamed làm cội nguồn của luật pháp.
Việc Ansar Dine và MNLA ký thỏa thuận là nhằm có thêm tiếng nói trước khi tiến hành thương lượng với Chính phủ Mali, dưới sự trung gian hòa giải của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS).
Theo các nhà quan sát, trên thực tế, cả Ansar Dine và MNLA đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ Mali. Đặc biệt sau khi xảy ra vụ đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Amadou Toumani Toure, hồi giữa tháng Ba vừa qua, lực lượng phiến quân thuộc các nhóm này đã lợi dụng tình hình rối ren tại thủ đô Bamako để giành quyền kiểm soát nhiều khu vực miền Bắc nước này, trong đó gồm hai thành phố trọng yếu là Gao và Timbuktu.
Trong khi đó, Chính phủ Algeria, quốc gia có đường biên giới chung với Mali tại vùng Azouad, hiện chưa có phản ứng gì trước động thái mới này./.
(TTXVN)