Trước phản ứng gay gắt của công chúng đối với tuyên bố của Thủ hiến bang Malacca khuyến khích thanh thiếu niên nhỏ tuổi kết hôn sớm, Chính phủ Malaysia đang xem xét việc sửa đổi luật dân sự và Hồi giáo nhằm cấm tệ nạn tảo hôn, một biện pháp được cho là nhằm làm giảm bớt nạn sinh con ngoài giá thú và trẻ bị bỏ rơi.
Bộ trưởng các vấn đề phụ nữ, gia đình và phát triển cộng đồng Shahrizat Abdul Jali cho rằng tảo hôn là không thể chấp nhận về mặt đạo đức lẫn xã hội. Chính phủ muốn áp dụng các đạo luật theo đúng hiệp ước nhân quyền của Liên hợp quốc mà Malaysia đã phê chuẩn.
Theo luật pháp Malaysia, tất cả các cặp uyên ương trước khi làm đám cưới đều phải qua các xét nghiệm về HIV/AIDS, nhờ đó người ta nhận thấy số lượng các bé gái vị thành niên làm đám cưới đã lến tới mức đáng báo động.
Bà Ivy Josiah thuộc Tổ chức hỗ trợ phụ nữ Malaysia cho rằng luật Hồi giáo cho phép các bé gái lấy chồng sớm là khuyến khích chứng thích quan hệ tình dục với trẻ em và tàn phá sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ vị thành niên.
Trên thực tế, tại Malaysia đã có nhiều đám cưới giữa những người đàn ông tuổi 30 và những bé gái lên 10, thậm chí có cả những ông chồng 40 cưới vợ lên 9.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2009 đã có 32 bé gái dưới 10 tuổi làm xét nghiệm HIV. Trong nhóm tuổi từ 15-19 có hơn 1.900 em trai và hơn 6.800 em gái.
Các tổ chức phụ nữ ở Malaysia đang đòi chính phủ liên bang phải coi tảo hôn là bất hợp pháp và nâng mức tuổi tối thiểu được phép kết hôn lên 18, tuy nhiên tiến trình này đòi hỏi phải tiến hành một chiến dịch tuyên truyền, giáo dục rộng khắp trong cả nước bởi mọi vấn đề liên quan tới Hồi giáo đều do quốc vương và các tiểu vương quyết định.
Hồi cuối tuần qua, Thủ hiến bang Malacca, miền Nam Malaysia, Mohamad Ali Rustam đã có một hành động tiêu cực khiến dư luận phản ứng gay gắt khi khuyến khích các trẻ vị thành niên kết hôn nếu như họ không kiềm chế được quan hệ tình dục và còn hứa sẽ chu cấp tiền để giúp họ bắt đầu cuộc sống gia đình, viện lý do để giảm bớt tình trạng trẻ sơ sinh bị "các bà mẹ nhí" bỏ rơi.
Chính quyền bang Malacca có kế hoạch trợ cấp cho mỗi cặp uyên ương muốn kết hôn 500 ringgit (160 USD). Ngoài ra họ còn đang xem xét việc xây dựng một ngôi trường đặc biệt cho các cô gái mang bầu khi bị các trường chính quy đuổi học.
Cho tới nay, nhà cầm quyền Malacca đã thống kê có tới 174 trẻ sơ sinh ngoài giá thú, 14 bé có mẹ chưa đầy 16 tuổi và 60 bé có mẹ tuổi từ 16-20. Các bé gái có bầu ngoài giá thú cũng có nguy cơ bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà, khiến nhiều em phải bán mình cho nhà chứa./.
Bộ trưởng các vấn đề phụ nữ, gia đình và phát triển cộng đồng Shahrizat Abdul Jali cho rằng tảo hôn là không thể chấp nhận về mặt đạo đức lẫn xã hội. Chính phủ muốn áp dụng các đạo luật theo đúng hiệp ước nhân quyền của Liên hợp quốc mà Malaysia đã phê chuẩn.
Theo luật pháp Malaysia, tất cả các cặp uyên ương trước khi làm đám cưới đều phải qua các xét nghiệm về HIV/AIDS, nhờ đó người ta nhận thấy số lượng các bé gái vị thành niên làm đám cưới đã lến tới mức đáng báo động.
Bà Ivy Josiah thuộc Tổ chức hỗ trợ phụ nữ Malaysia cho rằng luật Hồi giáo cho phép các bé gái lấy chồng sớm là khuyến khích chứng thích quan hệ tình dục với trẻ em và tàn phá sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ vị thành niên.
Trên thực tế, tại Malaysia đã có nhiều đám cưới giữa những người đàn ông tuổi 30 và những bé gái lên 10, thậm chí có cả những ông chồng 40 cưới vợ lên 9.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2009 đã có 32 bé gái dưới 10 tuổi làm xét nghiệm HIV. Trong nhóm tuổi từ 15-19 có hơn 1.900 em trai và hơn 6.800 em gái.
Các tổ chức phụ nữ ở Malaysia đang đòi chính phủ liên bang phải coi tảo hôn là bất hợp pháp và nâng mức tuổi tối thiểu được phép kết hôn lên 18, tuy nhiên tiến trình này đòi hỏi phải tiến hành một chiến dịch tuyên truyền, giáo dục rộng khắp trong cả nước bởi mọi vấn đề liên quan tới Hồi giáo đều do quốc vương và các tiểu vương quyết định.
Hồi cuối tuần qua, Thủ hiến bang Malacca, miền Nam Malaysia, Mohamad Ali Rustam đã có một hành động tiêu cực khiến dư luận phản ứng gay gắt khi khuyến khích các trẻ vị thành niên kết hôn nếu như họ không kiềm chế được quan hệ tình dục và còn hứa sẽ chu cấp tiền để giúp họ bắt đầu cuộc sống gia đình, viện lý do để giảm bớt tình trạng trẻ sơ sinh bị "các bà mẹ nhí" bỏ rơi.
Chính quyền bang Malacca có kế hoạch trợ cấp cho mỗi cặp uyên ương muốn kết hôn 500 ringgit (160 USD). Ngoài ra họ còn đang xem xét việc xây dựng một ngôi trường đặc biệt cho các cô gái mang bầu khi bị các trường chính quy đuổi học.
Cho tới nay, nhà cầm quyền Malacca đã thống kê có tới 174 trẻ sơ sinh ngoài giá thú, 14 bé có mẹ chưa đầy 16 tuổi và 60 bé có mẹ tuổi từ 16-20. Các bé gái có bầu ngoài giá thú cũng có nguy cơ bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà, khiến nhiều em phải bán mình cho nhà chứa./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)