Chính phủ Malaysia đang dự thảo ngân sách 30 tỷ RM (gần 10 tỷ USD) cho dự án đường sắt cao tốc (HSR) nối Kuala Lumpur và Singapore.
Dự án HSR sẽ bao gồm tuyến đường sắt dài 350km, bắt đầu từ Kuala Lumpur và đi qua Seremban, Malacca, Pagoh, Batu Pahat và khu vực Iskandar Malaysia trước khi kết thúc tại trạm kiểm soát Tuas tại thành phố Johor Baru thuộc bang Johor, miền Nam Malaysia.
60% chi phí dự kiến sẽ dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm các công trình dân sự và xây dựng các tuyến đường ray, trong khi khoảng 30% kinh phí sẽ dành cho việc mua đầu máy và toa xe lửa.
[Singapore-Malaysia nhất trí xây đường sắt cao tốc]
Hiện Malaysia và Singapore đang cân nhắc phương án xây dựng điểm giao nhau của tuyến đường sắt cao tốc giữa hai nước ở trên cao hay lựa chọn phương án đường hầm dưới nước cho đỡ tốn kém hơn.
Dự án HSR rất quan trọng đối với Malaysia bởi vì đường kết nối này có thể vận chuyển hàng hóa trong giờ cao điểm và điều này sẽ mang lại lợi ích cho công ty đường sắt quốc gia KTM Bhd đang phải đối mặt với khối lượng hàng hóa và doanh thu suy yếu.
Trước đó, ngày 19/2, Malaysia và Singapore đã đồng ý xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Singapore và thủ đô Kuala Lumpur, với mục tiêu hoàn thành vào năm 2020. Quyết định này được đưa ra sau khi nghiên cứu của Ủy ban Giao thông vận tải đường bộ cho thấy dự án là khả thi.
Tuyến đường sắt này sẽ cắt giảm thời gian đi lại giữa Kuala Lumpur và Singapore xuống còn 90 phút thay vì mất tám tiếng đồng hồ đi bằng xe lửa, khoảng năm tiếng đồng hồ đi bằng xe buýt hay xe hơi, và 45 phút bằng máy bay.
Giá vé đang được thảo luận và mặc dù chính phủ đang xem xét giữa 350 RM và 400 RM (113 USD và 130 USD) cho chuyến đi một chiều, công chúng chỉ sẵn sàng trả khoảng từ 80 USD đến 100 USD cho mỗi cuộc hành trình. Tuy nhiên, điều này sẽ không có tính khả thi do chi phí đầu tư của dự án quá lớn./.
Dự án HSR sẽ bao gồm tuyến đường sắt dài 350km, bắt đầu từ Kuala Lumpur và đi qua Seremban, Malacca, Pagoh, Batu Pahat và khu vực Iskandar Malaysia trước khi kết thúc tại trạm kiểm soát Tuas tại thành phố Johor Baru thuộc bang Johor, miền Nam Malaysia.
60% chi phí dự kiến sẽ dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm các công trình dân sự và xây dựng các tuyến đường ray, trong khi khoảng 30% kinh phí sẽ dành cho việc mua đầu máy và toa xe lửa.
[Singapore-Malaysia nhất trí xây đường sắt cao tốc]
Hiện Malaysia và Singapore đang cân nhắc phương án xây dựng điểm giao nhau của tuyến đường sắt cao tốc giữa hai nước ở trên cao hay lựa chọn phương án đường hầm dưới nước cho đỡ tốn kém hơn.
Dự án HSR rất quan trọng đối với Malaysia bởi vì đường kết nối này có thể vận chuyển hàng hóa trong giờ cao điểm và điều này sẽ mang lại lợi ích cho công ty đường sắt quốc gia KTM Bhd đang phải đối mặt với khối lượng hàng hóa và doanh thu suy yếu.
Trước đó, ngày 19/2, Malaysia và Singapore đã đồng ý xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Singapore và thủ đô Kuala Lumpur, với mục tiêu hoàn thành vào năm 2020. Quyết định này được đưa ra sau khi nghiên cứu của Ủy ban Giao thông vận tải đường bộ cho thấy dự án là khả thi.
Tuyến đường sắt này sẽ cắt giảm thời gian đi lại giữa Kuala Lumpur và Singapore xuống còn 90 phút thay vì mất tám tiếng đồng hồ đi bằng xe lửa, khoảng năm tiếng đồng hồ đi bằng xe buýt hay xe hơi, và 45 phút bằng máy bay.
Giá vé đang được thảo luận và mặc dù chính phủ đang xem xét giữa 350 RM và 400 RM (113 USD và 130 USD) cho chuyến đi một chiều, công chúng chỉ sẵn sàng trả khoảng từ 80 USD đến 100 USD cho mỗi cuộc hành trình. Tuy nhiên, điều này sẽ không có tính khả thi do chi phí đầu tư của dự án quá lớn./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)