Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak ngày 15/7 thông báo rằng Chính phủ Trung Quốc đã chấp thuận cho 11 công ty Malaysia tiếp tục xuất khẩu tổ yến tới quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Phát biểu với báo giới tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Kuala Lumpur, Thủ tướng Najib cho biết quyết định trên sẽ cho phép ngành công nghiệp tổ yến của Malaysia được hồi sinh sau khi xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc đã bị trì hoãn hai năm.
Ông cho biết sẽ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp dựa trên nông nghiệp và Bộ Y tế có hành động tiếp theo về vấn đề này ngay lập tức.
"Vấn đề tổ yến rất quan trọng vì nó liên quan đến nhiều người và đã bị trì hoãn quá lâu. Xuất khẩu bị trì hoãn trong hai năm qua, đó là lý do tại sao giá cả tổ yến tụt dốc. Sau quyết định này, ngành công nghiệp tổ yến có thể được hồi sinh sớm."
Thủ tướng Najib cho biết Chính phủ Trung Quốc cũng đã quyết định Khu công nghiệp Khâm Châu ở Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm xử lý và xác định mẫu kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho việc nhập khẩu tổ yến của Malaysia vào quốc gia này.
"Đây là một chấp thuận đặc biệt mà Chính phủ Trung Quốc dành cho Malaysia" - ông nói.
Tháng trước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp dựa trên nông nghiệp Ismail Sabri Yaakob cho biết, Trung Quốc đã thu hồi lệnh cấm xuất khẩu tổ yến của Malaysia vào nước này.
Nghề nuôi yến của Malaysia đã bị lao đao kể từ khi các nhà chức trách Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu tổ yến từ Malaysia vào tháng 7/2011. Việc tạm dừng được đưa ra sau khi cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện các mẫu lấy từ các sản phẩm tổ yến huyết có chứa hàm lượng nitrite không đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe của nước này.
Vấn đề thêm phức tạp sau khi Tổng cục Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) đưa thêm một số yêu cầu mới đối với các sản phẩm tổ yến nhập khẩu. Việc này đã gây khó khăn cho chính phủ Malaysia khi tìm đường ra cho ngành nuôi yến vốn mang lại lợi nhuận hàng tỷ ringgit mỗi năm.
Malaysia là một trong những nước xuất khẩu tổ yến lớn nhất thế giới. Khoảng 250 tấn tổ yến Malaysia đã được xuất khẩu sang Trung Quốc trước khi nước này áp đặt lệnh cấm vào tháng 7/2011./.
Phát biểu với báo giới tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Kuala Lumpur, Thủ tướng Najib cho biết quyết định trên sẽ cho phép ngành công nghiệp tổ yến của Malaysia được hồi sinh sau khi xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc đã bị trì hoãn hai năm.
Ông cho biết sẽ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp dựa trên nông nghiệp và Bộ Y tế có hành động tiếp theo về vấn đề này ngay lập tức.
"Vấn đề tổ yến rất quan trọng vì nó liên quan đến nhiều người và đã bị trì hoãn quá lâu. Xuất khẩu bị trì hoãn trong hai năm qua, đó là lý do tại sao giá cả tổ yến tụt dốc. Sau quyết định này, ngành công nghiệp tổ yến có thể được hồi sinh sớm."
Thủ tướng Najib cho biết Chính phủ Trung Quốc cũng đã quyết định Khu công nghiệp Khâm Châu ở Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm xử lý và xác định mẫu kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho việc nhập khẩu tổ yến của Malaysia vào quốc gia này.
"Đây là một chấp thuận đặc biệt mà Chính phủ Trung Quốc dành cho Malaysia" - ông nói.
Tháng trước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp dựa trên nông nghiệp Ismail Sabri Yaakob cho biết, Trung Quốc đã thu hồi lệnh cấm xuất khẩu tổ yến của Malaysia vào nước này.
Nghề nuôi yến của Malaysia đã bị lao đao kể từ khi các nhà chức trách Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu tổ yến từ Malaysia vào tháng 7/2011. Việc tạm dừng được đưa ra sau khi cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện các mẫu lấy từ các sản phẩm tổ yến huyết có chứa hàm lượng nitrite không đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe của nước này.
Vấn đề thêm phức tạp sau khi Tổng cục Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) đưa thêm một số yêu cầu mới đối với các sản phẩm tổ yến nhập khẩu. Việc này đã gây khó khăn cho chính phủ Malaysia khi tìm đường ra cho ngành nuôi yến vốn mang lại lợi nhuận hàng tỷ ringgit mỗi năm.
Malaysia là một trong những nước xuất khẩu tổ yến lớn nhất thế giới. Khoảng 250 tấn tổ yến Malaysia đã được xuất khẩu sang Trung Quốc trước khi nước này áp đặt lệnh cấm vào tháng 7/2011./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)