Theo hãng tin Bernama, ông Datuk Seri Mustapa Mohamed, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia, vừa cho biết nước này sẽ tổ chức các cuộc thảo luận với Indonesia và Thái Lan về cơ chế tốt nhất để bình ổn giá cao su.
Malaysia là một trong ba nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới. Năm ngoái, Malaysia và hai nước sản xuất cao su tự nhiên lớn khác là Thái Lan và Indonesia đã đạt được thỏa thuận về việc giảm 300.000 tấn cao su xuất khẩu, chiếm 3% sản lượng cao su toàn cầu, trong thời gian từ tháng 10/2012 đến tháng 3/2013.
Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn. Từ đầu năm tới đầu tháng 5/2013, giá cao su thế giới đã giảm hơn 8%. Vì vậy, Indonesia và Malaixia đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế xuất khẩu cao su sau khi thỏa thuận trên hết hiệu lực vào cuối tháng 3/2013, trong khi Thái Lan tiếp tục duy trì các biện pháp này cho đến 31/5/2013.
Hiểu rõ khó khăn trong việc bình ổn giá cao su, Bộ trưởng Mustapa cho biết cho dù nếu các cuộc thảo luận với Indonesia và Thái Lan thành công và giá cao su tăng lên, Chính phủ Malaysia cũng không thể đảm bảo rằng họ có thể duy trì giá nông sản ở mức cao đó bởi vì, giá nông sản này sẽ biến động theo nhu cầu.
Theo Bộ trưởng Mustapa, việc giá cao su giảm xuống còn từ 3,10 đến 3,55 ringgit/kg hiện nay là do nhu cầu yếu từ các khách hàng lớn như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.
Hiện tại, Chính phủ Malaysia rất quan ngại về những khó khăn mà người trồng cao su trong nước đang phải đối mặt trong bối cảnh giá cao su đang giảm trong thời gian gần đây.
Theo Bộ trưởng Mustapa, khoảng 50.000 hộ trồng cao su quy mô nhỏ ở bang Kelantan đang nhận trợ cấp khoảng 500 ringgit/hộ./.
Malaysia là một trong ba nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới. Năm ngoái, Malaysia và hai nước sản xuất cao su tự nhiên lớn khác là Thái Lan và Indonesia đã đạt được thỏa thuận về việc giảm 300.000 tấn cao su xuất khẩu, chiếm 3% sản lượng cao su toàn cầu, trong thời gian từ tháng 10/2012 đến tháng 3/2013.
Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn. Từ đầu năm tới đầu tháng 5/2013, giá cao su thế giới đã giảm hơn 8%. Vì vậy, Indonesia và Malaixia đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế xuất khẩu cao su sau khi thỏa thuận trên hết hiệu lực vào cuối tháng 3/2013, trong khi Thái Lan tiếp tục duy trì các biện pháp này cho đến 31/5/2013.
Hiểu rõ khó khăn trong việc bình ổn giá cao su, Bộ trưởng Mustapa cho biết cho dù nếu các cuộc thảo luận với Indonesia và Thái Lan thành công và giá cao su tăng lên, Chính phủ Malaysia cũng không thể đảm bảo rằng họ có thể duy trì giá nông sản ở mức cao đó bởi vì, giá nông sản này sẽ biến động theo nhu cầu.
Theo Bộ trưởng Mustapa, việc giá cao su giảm xuống còn từ 3,10 đến 3,55 ringgit/kg hiện nay là do nhu cầu yếu từ các khách hàng lớn như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.
Hiện tại, Chính phủ Malaysia rất quan ngại về những khó khăn mà người trồng cao su trong nước đang phải đối mặt trong bối cảnh giá cao su đang giảm trong thời gian gần đây.
Theo Bộ trưởng Mustapa, khoảng 50.000 hộ trồng cao su quy mô nhỏ ở bang Kelantan đang nhận trợ cấp khoảng 500 ringgit/hộ./.
TT (TTXVN)