Do ngày càng có nhiều người Malaysia nghiện thuốc lá, Bộ Y tế nước này lại phát động thêm một chiến dịch mới mang tên "Hơi thở mới" để tiếp sức cho chiến dịch "Không muốn hút thuốc," được phát động kể từ khi Malaysia chính thức ký Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) vào năm 2005.
Với chiến dịch này, Bộ Y tế tiếp tục tiến hành các chương trình giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tại các phòng khám và bệnh viện, nhiều áp phích mang nội dung tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ tác hại của thuốc lá cũng như nhiều loại hình dịch vụ được khai trương để giúp những người nghiện thuốc lá vượt qua chính bản thân họ. Học sinh phổ thông cũng là đối tượng được nhắm tới trong chiến dịch tuyên truyền mới này.
Con số 8% những người hút thuốc ở Malaysia là phụ nữ hiện tại chưa phải là cao, song so với vài năm trước đây thì nó đã tăng gấp đôi. Theo số liệu được công bố sau cuộc khảo sát về tình hình sức khỏe và bệnh tật trên toàn quốc, được tiến hành 10 năm một lần và được công bố vào năm 2006, trong số 2,7 triệu người hút thuốc lá thụ động ở Malaysia tuổi từ 18 trở lên, phụ nữ hút thuốc chiếm tới 24% trong khi số nam giới hút thuốc chỉ chiếm 19.
Điều này có nghĩa là những người hút thuốc lại cũng chính là những người phải chịu ảnh hưởng khói thuốc do người khác thải ra.
Đáng báo động hơn là giờ đây tuổi bắt đầu ghiền thuốc lá trong các cô gái cũng sớm hơn. Trung bình vào tuổi 14 họ đã tập tành với khói thuốc. Theo báo cáo, 11,5% số người hút thuốc lá tuổi từ 13-15 là các cô gái trẻ.
Việc tăng cường bảo vệ phụ nữ trước những ảnh hưởng của thuốc lá được nhấn mạnh sau lo ngại của thế giới cho rằng tỉ lệ phụ nữ hút thuốc đang gia tăng và rủi ro do thuốc lá mang đến cho phụ nữ cao hơn đối với nam giới. Ngoài bệnh tim, ung thư và các bệnh về phổi khác, phụ nữ hút thuốc lá còn hay gặp rắc rối trong vấn đề sinh nở, gặp rủi ro trong thời kỳ thai sản, sảy thai, và thai chết lưu. Họ còn có nguy cơ cao bị ung thư tử cung và vú trước khi mãn kinh.
Một cuộc nghiên cứu được tiến hành trong suốt năm năm qua cho thấy mỗi năm, Malaysia phải chi tới hơn 3 tỷ ringgit (1 tỷ USD) để điều trị cho ba chứng bệnh liên quan tới thuốc lá gồm đau tim, ung thư phổi và bệnh nghẽn phổi mãn tính.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn năm triệu người trên thế giới sẽ tử vong do các bệnh liên quan tới thuốc lá trong năm nay. Con số này chưa kể đến 600.000 người không hút thuốc, trong đó có 150.000 trẻ em, sẽ bị chết do hút thuốc thụ động. Trong thế kỷ 20, thuốc lá đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới. Hút thuốc là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai trên thế giới sau huyết áp cao. Cứ trong 10 người bị tử vong trên thế giới có một người chết do các căn bệnh liên quan tới thuốc lá.
Chỉ riêng trong bốn tháng đầu năm nay, Bộ Y tế Malaysia đã thu được 999.125 ringgit (333.041 USD) tiền phạt đối với những người hút thuốc lá sai nơi quy định, trong đó có cả những người mắc sai phạm trong các cơ quan nhà nước./.
Với chiến dịch này, Bộ Y tế tiếp tục tiến hành các chương trình giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tại các phòng khám và bệnh viện, nhiều áp phích mang nội dung tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ tác hại của thuốc lá cũng như nhiều loại hình dịch vụ được khai trương để giúp những người nghiện thuốc lá vượt qua chính bản thân họ. Học sinh phổ thông cũng là đối tượng được nhắm tới trong chiến dịch tuyên truyền mới này.
Con số 8% những người hút thuốc ở Malaysia là phụ nữ hiện tại chưa phải là cao, song so với vài năm trước đây thì nó đã tăng gấp đôi. Theo số liệu được công bố sau cuộc khảo sát về tình hình sức khỏe và bệnh tật trên toàn quốc, được tiến hành 10 năm một lần và được công bố vào năm 2006, trong số 2,7 triệu người hút thuốc lá thụ động ở Malaysia tuổi từ 18 trở lên, phụ nữ hút thuốc chiếm tới 24% trong khi số nam giới hút thuốc chỉ chiếm 19.
Điều này có nghĩa là những người hút thuốc lại cũng chính là những người phải chịu ảnh hưởng khói thuốc do người khác thải ra.
Đáng báo động hơn là giờ đây tuổi bắt đầu ghiền thuốc lá trong các cô gái cũng sớm hơn. Trung bình vào tuổi 14 họ đã tập tành với khói thuốc. Theo báo cáo, 11,5% số người hút thuốc lá tuổi từ 13-15 là các cô gái trẻ.
Việc tăng cường bảo vệ phụ nữ trước những ảnh hưởng của thuốc lá được nhấn mạnh sau lo ngại của thế giới cho rằng tỉ lệ phụ nữ hút thuốc đang gia tăng và rủi ro do thuốc lá mang đến cho phụ nữ cao hơn đối với nam giới. Ngoài bệnh tim, ung thư và các bệnh về phổi khác, phụ nữ hút thuốc lá còn hay gặp rắc rối trong vấn đề sinh nở, gặp rủi ro trong thời kỳ thai sản, sảy thai, và thai chết lưu. Họ còn có nguy cơ cao bị ung thư tử cung và vú trước khi mãn kinh.
Một cuộc nghiên cứu được tiến hành trong suốt năm năm qua cho thấy mỗi năm, Malaysia phải chi tới hơn 3 tỷ ringgit (1 tỷ USD) để điều trị cho ba chứng bệnh liên quan tới thuốc lá gồm đau tim, ung thư phổi và bệnh nghẽn phổi mãn tính.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn năm triệu người trên thế giới sẽ tử vong do các bệnh liên quan tới thuốc lá trong năm nay. Con số này chưa kể đến 600.000 người không hút thuốc, trong đó có 150.000 trẻ em, sẽ bị chết do hút thuốc thụ động. Trong thế kỷ 20, thuốc lá đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới. Hút thuốc là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai trên thế giới sau huyết áp cao. Cứ trong 10 người bị tử vong trên thế giới có một người chết do các căn bệnh liên quan tới thuốc lá.
Chỉ riêng trong bốn tháng đầu năm nay, Bộ Y tế Malaysia đã thu được 999.125 ringgit (333.041 USD) tiền phạt đối với những người hút thuốc lá sai nơi quy định, trong đó có cả những người mắc sai phạm trong các cơ quan nhà nước./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)