Theo đánh giá mới nhất của công ty tư vấn quản lý hàng đầu thế giới AT Kearney, sức hấp dẫn của Malaysia như một điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã cải thiện đáng kể trong năm 2011.
Theo "Bảng xếp hạng chỉ số tín nhiệm FDI năm 2011" của AT Kearney, Malaysia đã có một bước nhảy ngoạn mục từ vị trí thứ 21 lên vị trí thứ 10.
Các nước Đông Nam Á khác cũng đã "lội ngược dòng" là Singapore, từ vị trí thứ 24 lên vị trí 7 và Indonesia từ vị trí thứ 20 lên vị trí thứ 9.
Đứng đầu danh sách vẫn là Trung Quốc, tiếp theo là Ấn Độ và Brazil. Mỹ bị tụt xuống xếp hàng thứ 4, do bế tắc trong vấn đề nợ công gây sốc cho nhiều nhà đầu tư, trong khi Đức giữ vững vai trò là một nhà cầm lái chính của nền kinh tế châu Âu, với vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng.
Theo Giám đốc điều hành Trung Âu tại AT Martin Sonnenschein, sức mạnh kinh tế đang chuyển từ Tây sang Đông, với các dòng FDI đang chảy từ các quốc gia công nghiệp phát triển sang các nền kinh tế mới nổi.
Một loạt các yếu tố như khủng hoảng nợ công, sự phục hồi chậm của kinh tế Mỹ và tình trạng bất ổn trong thế giới Arập đã khiến các nhà đầu tư cẩn trọng hơn về tương lai trước mắt. Hơn 60% trong số họ cảm thấy suy thoái kinh tế đã làm thay đổi đáng kể môi trường kinh doanh toàn cầu./.
Theo "Bảng xếp hạng chỉ số tín nhiệm FDI năm 2011" của AT Kearney, Malaysia đã có một bước nhảy ngoạn mục từ vị trí thứ 21 lên vị trí thứ 10.
Các nước Đông Nam Á khác cũng đã "lội ngược dòng" là Singapore, từ vị trí thứ 24 lên vị trí 7 và Indonesia từ vị trí thứ 20 lên vị trí thứ 9.
Đứng đầu danh sách vẫn là Trung Quốc, tiếp theo là Ấn Độ và Brazil. Mỹ bị tụt xuống xếp hàng thứ 4, do bế tắc trong vấn đề nợ công gây sốc cho nhiều nhà đầu tư, trong khi Đức giữ vững vai trò là một nhà cầm lái chính của nền kinh tế châu Âu, với vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng.
Theo Giám đốc điều hành Trung Âu tại AT Martin Sonnenschein, sức mạnh kinh tế đang chuyển từ Tây sang Đông, với các dòng FDI đang chảy từ các quốc gia công nghiệp phát triển sang các nền kinh tế mới nổi.
Một loạt các yếu tố như khủng hoảng nợ công, sự phục hồi chậm của kinh tế Mỹ và tình trạng bất ổn trong thế giới Arập đã khiến các nhà đầu tư cẩn trọng hơn về tương lai trước mắt. Hơn 60% trong số họ cảm thấy suy thoái kinh tế đã làm thay đổi đáng kể môi trường kinh doanh toàn cầu./.
Kim Dung (TTXVN/Vietnam+)