Các trường đại học tư thục của Malaysia hiện đang bị kiểm soát khắt khe hơn sau khi hàng loạt các trường mắc sai phạm bị chính phủ phạt nặng trong năm nay. Hành động này của chính phủ là một nỗ lực nhằm bảo vệ thanh danh của ngành giáo dục Malaysia.
Trong 15 năm qua, đại học tư thục ở Malaysia vẫn được cho là phát triển nhanh trong khu vực tư nhân, tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục nói rằng các tiêu chuẩn lại có nhiều biến đổi. Một số nhà phân tích cho rằng số lượng các nhà quản lý các trường đại học tư thục bị phạt ngày một tăng chính là nguyên nhân gây ra lo ngại.
Bộ Đại học Malaysia cho biết, trong khi hy vọng khu vực giáo dục tư thục tiếp tục phát triển thì việc đảm bảo chất lượng vẫn phải là vấn đề cốt yếu.
Thách thức ở đây chính là phải cân bằng đúng đắn giữa thúc đẩy phát triển ngành đại học với đảm bảo chất lượng đào tạo. Điều này hết sức quan trọng bởi Malaysia đang trong tiến trình tiến tới một quốc gia phát triển, đòi hỏi phải có một lực lượng lao động có tri thức. Đây là yếu tố quan trọng trong chương trình phát triển, đồng thời thỏa mãn tham vọng của Malaysia muốn trở thành trung tâm đại học trong khu vực.
Bộ Đại học Malaysia quy định việc xem xét cho phép mở trường đại học mới phải được quyết định dựa trên cơ sở liệu trường đó có khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn đề ra hay không và liệu chương trình đào tạo như đề nghị có phù hợp với những khu vực ngành nghề mà đất nước cần hay không.
Chỉ riêng trong quý I/2011, Bộ Đại học đã quyết định phạt 47 cơ sở giáo dục tư nhân sau những đợt kiểm tra thường lệ và nhiều phàn nàn của công chúng.
Năm ngoái đã có 48 trường bị phạt so với năm 2009 chỉ có chín trường. Các trường bị phạt chủ yếu vì một loạt sai phạm từ quảng cáo sai về mình đến mở các khóa học không được công nhận và vi phạm các quy định đã đăng ký.
Khu vực đại học tư thục của Malaysia đã phát triển nhanh từ khi chính phủ cho phép mở các trường đại học tư nhân vào năm 1996.
Trước khi mở cửa cho phép các trường đại học nước ngoài vào mở trường, một số trường đại học tư trong nước đã có các chương trình liên kết với các trường đại học nước ngoài nhưng họ không thể cấp bằng của các trường đó.
Hiện nay Malaysia có 26 trường đại học tư thục được phép cấp bằng cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ. 23 trường cao đẳng tư thục chỉ cấp bằng cử nhân.
Năm trường đại học của các nước như Australia và Anh đã mở chi nhánh tại Malaysia và hiện có hơn 400 trường cao đẳng tư nhân cấp chứng chỉ.
Mục đích Malaysia tự do hóa khu vực đại học là nhằm giúp những người trẻ có cơ hội học cao hơn và tạo được nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước. Tỷ lệ học sinh trung học học tiếp lên đại học tuổi tử 18-23 đã tăng lên 44% trong năm 2010, so với 29% trong năm 2003.
Hiện tại, sinh viên đang theo học tại các trường đại học tư thục đông hơn tại các trường công ở Malaysia./.
Trong 15 năm qua, đại học tư thục ở Malaysia vẫn được cho là phát triển nhanh trong khu vực tư nhân, tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục nói rằng các tiêu chuẩn lại có nhiều biến đổi. Một số nhà phân tích cho rằng số lượng các nhà quản lý các trường đại học tư thục bị phạt ngày một tăng chính là nguyên nhân gây ra lo ngại.
Bộ Đại học Malaysia cho biết, trong khi hy vọng khu vực giáo dục tư thục tiếp tục phát triển thì việc đảm bảo chất lượng vẫn phải là vấn đề cốt yếu.
Thách thức ở đây chính là phải cân bằng đúng đắn giữa thúc đẩy phát triển ngành đại học với đảm bảo chất lượng đào tạo. Điều này hết sức quan trọng bởi Malaysia đang trong tiến trình tiến tới một quốc gia phát triển, đòi hỏi phải có một lực lượng lao động có tri thức. Đây là yếu tố quan trọng trong chương trình phát triển, đồng thời thỏa mãn tham vọng của Malaysia muốn trở thành trung tâm đại học trong khu vực.
Bộ Đại học Malaysia quy định việc xem xét cho phép mở trường đại học mới phải được quyết định dựa trên cơ sở liệu trường đó có khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn đề ra hay không và liệu chương trình đào tạo như đề nghị có phù hợp với những khu vực ngành nghề mà đất nước cần hay không.
Chỉ riêng trong quý I/2011, Bộ Đại học đã quyết định phạt 47 cơ sở giáo dục tư nhân sau những đợt kiểm tra thường lệ và nhiều phàn nàn của công chúng.
Năm ngoái đã có 48 trường bị phạt so với năm 2009 chỉ có chín trường. Các trường bị phạt chủ yếu vì một loạt sai phạm từ quảng cáo sai về mình đến mở các khóa học không được công nhận và vi phạm các quy định đã đăng ký.
Khu vực đại học tư thục của Malaysia đã phát triển nhanh từ khi chính phủ cho phép mở các trường đại học tư nhân vào năm 1996.
Trước khi mở cửa cho phép các trường đại học nước ngoài vào mở trường, một số trường đại học tư trong nước đã có các chương trình liên kết với các trường đại học nước ngoài nhưng họ không thể cấp bằng của các trường đó.
Hiện nay Malaysia có 26 trường đại học tư thục được phép cấp bằng cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ. 23 trường cao đẳng tư thục chỉ cấp bằng cử nhân.
Năm trường đại học của các nước như Australia và Anh đã mở chi nhánh tại Malaysia và hiện có hơn 400 trường cao đẳng tư nhân cấp chứng chỉ.
Mục đích Malaysia tự do hóa khu vực đại học là nhằm giúp những người trẻ có cơ hội học cao hơn và tạo được nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước. Tỷ lệ học sinh trung học học tiếp lên đại học tuổi tử 18-23 đã tăng lên 44% trong năm 2010, so với 29% trong năm 2003.
Hiện tại, sinh viên đang theo học tại các trường đại học tư thục đông hơn tại các trường công ở Malaysia./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)