Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hoan nghênh quyết định của Phòng Tổng Chưởng Lý và Sở Phúc lợi xã hội bang Sabah, Malaysia đã bảo vệ lợi ích tốt nhất cho bé gái 13 tuổi vừa kết hôn với một người đàn ông 40 tuổi.
Người đàn ông này bị cáo buộc cưỡng hiếp cô bé trong một chiếc xe đậu bên đường tại thị trấn Inanam, bang Sabah từ ngày 18/2, nhưng đã phủ nhận khi ra tòa hôm 28/2.
Tổng Chưởng lý Abdul Gani Patail cho biết các công tố sẽ tiếp tục truy tố tội cưỡng bức theo luật định đối với quản lý nhà hàng Riduan Masmud cho dù nạn nhân đã rút đơn kiện và kết hôn với người cha của bốn đứa trẻ.
Trong bản tuyên bố ngày 23/5, Quỹ Unicef Malaysia cho biết hành động tức thời của chính quyền và mối quan tâm mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ sẽ giúp bảo vệ bé gái khỏi bị tổn hại thêm và ngăn cô bé không tham gia vào lực lượng cô dâu trẻ em ngày càng tăng trên toàn cầu.
Theo tuyên bố, cô gái đã kết hôn cần được hỗ trợ với các lựa chọn như được đến trường học, tiếp cận các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và giới tính bao gồm cả phòng chống HIV, kỹ năng sống và tìm đến sự giúp đỡ khi gặp bạo lực gia đình.
UNICEF cảnh báo rằng việc kết hôn ở độ tuổi còn trẻ không chỉ làm hạn chế quyền của cô gái về giáo dục, mà còn đe dọa sức khỏe của cô bé như biến chứng khi mang thai.
Quỹ này nhấn mạnh rằng sinh con là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em gái tuổi từ 15 đến 19 trên toàn thế giới, chiếm khoảng 50.000 ca tử vong mỗi năm .
Hơn nữa, UNICEF cho biết, các cô gái từ 10 đến 14 tuổi có nhiều khả năng tử vong trong thời kỳ mang thai và sinh con nhiều gấp năm lần so với phụ nữ tuổi từ 20 đến 24.
Cô dâu trẻ em cũng có nhiều khả năng bị phân biệt đối xử và bạo hành thường xuyên. Họ có ít hoặc không có khả năng rời bỏ đối tượng đã lạm dụng mình cũng như đảm bảo sự hỗ trợ xã hội và pháp lý cần thiết để cải thiện tình hình.
UNICEF cho biết hôn nhân trẻ em, điều mà thường hạn chế quyền cơ bản của trẻ em về sức khỏe, giáo dục và an ninh, bị lên án trong các công ước quốc tế, bao gồm Công ước quyền trẻ em, mà Malaysia đã ký kết và phê chuẩn năm 1995.
Luật hôn nhân của Malaysia quy định độ tuổi kết hôn hợp pháp đối với các tín đồ theo đạo Hồi là 18 tuổi cho nam và 16 tuổi cho nữ. Tuy nhiên, kết hôn trước tuổi quy định vẫn có thể xảy ra khi cặp đôi được cha mẹ và tòa án Syariah chấp thuận.
Theo Ủy ban về Quyền trẻ em, tuổi kết hôn tối thiểu là 18 tuổi cho cả nam và nữ, cho dù có sự đồng ý của cha mẹ hay không./.
Người đàn ông này bị cáo buộc cưỡng hiếp cô bé trong một chiếc xe đậu bên đường tại thị trấn Inanam, bang Sabah từ ngày 18/2, nhưng đã phủ nhận khi ra tòa hôm 28/2.
Tổng Chưởng lý Abdul Gani Patail cho biết các công tố sẽ tiếp tục truy tố tội cưỡng bức theo luật định đối với quản lý nhà hàng Riduan Masmud cho dù nạn nhân đã rút đơn kiện và kết hôn với người cha của bốn đứa trẻ.
Trong bản tuyên bố ngày 23/5, Quỹ Unicef Malaysia cho biết hành động tức thời của chính quyền và mối quan tâm mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ sẽ giúp bảo vệ bé gái khỏi bị tổn hại thêm và ngăn cô bé không tham gia vào lực lượng cô dâu trẻ em ngày càng tăng trên toàn cầu.
Theo tuyên bố, cô gái đã kết hôn cần được hỗ trợ với các lựa chọn như được đến trường học, tiếp cận các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và giới tính bao gồm cả phòng chống HIV, kỹ năng sống và tìm đến sự giúp đỡ khi gặp bạo lực gia đình.
UNICEF cảnh báo rằng việc kết hôn ở độ tuổi còn trẻ không chỉ làm hạn chế quyền của cô gái về giáo dục, mà còn đe dọa sức khỏe của cô bé như biến chứng khi mang thai.
Quỹ này nhấn mạnh rằng sinh con là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em gái tuổi từ 15 đến 19 trên toàn thế giới, chiếm khoảng 50.000 ca tử vong mỗi năm .
Hơn nữa, UNICEF cho biết, các cô gái từ 10 đến 14 tuổi có nhiều khả năng tử vong trong thời kỳ mang thai và sinh con nhiều gấp năm lần so với phụ nữ tuổi từ 20 đến 24.
Cô dâu trẻ em cũng có nhiều khả năng bị phân biệt đối xử và bạo hành thường xuyên. Họ có ít hoặc không có khả năng rời bỏ đối tượng đã lạm dụng mình cũng như đảm bảo sự hỗ trợ xã hội và pháp lý cần thiết để cải thiện tình hình.
UNICEF cho biết hôn nhân trẻ em, điều mà thường hạn chế quyền cơ bản của trẻ em về sức khỏe, giáo dục và an ninh, bị lên án trong các công ước quốc tế, bao gồm Công ước quyền trẻ em, mà Malaysia đã ký kết và phê chuẩn năm 1995.
Luật hôn nhân của Malaysia quy định độ tuổi kết hôn hợp pháp đối với các tín đồ theo đạo Hồi là 18 tuổi cho nam và 16 tuổi cho nữ. Tuy nhiên, kết hôn trước tuổi quy định vẫn có thể xảy ra khi cặp đôi được cha mẹ và tòa án Syariah chấp thuận.
Theo Ủy ban về Quyền trẻ em, tuổi kết hôn tối thiểu là 18 tuổi cho cả nam và nữ, cho dù có sự đồng ý của cha mẹ hay không./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)