Khó khăn và tốn kém trong việc tìm được mộ phần để mai táng người thân hay tác hại của việc hỏa táng đã khiến người dân Australia nghĩ ra một hình thức mai táng mới là "thiêu xác bằng nước," hay còn gọi là "thủy phân," tức là dùng nước để phân hủy thi hài.
Kỹ thuật mai táng này đang được phát triển và thử nghiệm tại Gold Coast, bang Queensland của Australia. Nguyên lý căn bản của phương pháp này là lợi dụng quá trình phân hủy alkaline hydrolysis giúp tăng nhanh tốc độ phân hủy tự nhiên của các mô thịt trong nước.
Cho đến nay đã có khoảng 60 người Australia đăng ký để được "yên nghỉ" theo phương pháp này.
Hiện nay, mỗi khi có một người thân ra đi, gia đình không những lo lắng tổ chức tang lễ mà còn đau đầu với việc tìm kiếm mảnh đất an nghỉ cho người đã khuất. Điều này càng nan giải tại các thành phố đông đúc, chật chội như Sydney, Melbourne... Thậm chí, có những nghĩa trang mà chỉ những người giàu mới đủ khả năng chi trả để được đặt mộ tại đó.
Bên cạnh đó, việc chôn cất hay hỏa táng đều gây ra những tác động xấu tới môi trường. Trong quá trình chôn cất, thi hài bị phân hủy và tạo ra nhiều loại hoá chất khác nhau gây ô nhiễm đất. Khi phân hủy, các mô giải phóng khí và các chất có màu xanh, trong khi việc hoả táng cũng không phải là lựa chọn lý tưởng vì mỗi thi thể khi bị đốt ra tro sẽ thải ra tới 150kg chất CO2 và 200 miligram thủy ngân độc.
Chính vì thế, thủy táng hiện được coi là phương pháp thân thiện nhất với môi trường. Thi hài được đặt trong một hòm bằng thép có dung dịch alkaline hydrolysis trong điều kiện 93 độ C. Thịt và các cơ quan nội tạng sẽ phân hủy hoàn toàn trong bốn giờ, chỉ còn lại những phần rắn của xương và sẽ được đem đi nghiền thành "bụi."
Phương pháp này tiêu tốn năng lượng chỉ bằng 10% so với phương pháp hỏa táng thông thường và không hề thải ra bất kỳ độc tố nào.
Phương pháp phân hủy tử thi cũng được phát triển tại nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ như phòng nghiên cứu Resomation ở Glasgow, Scotland đã xử lý tử thi trong dung dịch Natri hydroxit ở nhiệt độ 180 độ C.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành của Aquamation Industries, công ty quản lý chương trình nghiên cứu trên, ông John Humphries cho rằng việc phân hủy thịt ở các nhiệt độ nước khác nhau cho thấy nhiệt độ cao hơn là không cần thiết và nhiệt độ 93 độ C là thích hợp và hiệu quả nhất cho việc phân hủy xác.
Lợi ích khác của việc thủy táng là khả năng tái chế. Phương pháp này không phá hủy các mô nhân tạo và cho phép tái sử dụng chúng. Ngoài ra, sau khi tử thi bị phân hủy, nước sẽ trở thành một loại phân bón tuyệt vời.
Ông Humphries cho biết công ty ông đã mở dịch vụ này tại Eco Memorial Park, gần Dreamworld ở Gold Coast và đây là trung tâm "thủy thiêu" đầu tiên trên thế giới; hy vọng sẽ mở khoảng 30 trung tâm như thế trên toàn nước Australia và đi vào hoạt động trong 12 tháng tới.
Giáo sư Barry Brook thuộc Đại học Adelaide, đánh giá đây thực sự là một bước tiến lớn. Chỉ bằng việc kết hợp những kỹ thuật đơn giản, các nhà khoa học đã giải quyết được một vấn đề lớn và rất ý nghĩa./.
Kỹ thuật mai táng này đang được phát triển và thử nghiệm tại Gold Coast, bang Queensland của Australia. Nguyên lý căn bản của phương pháp này là lợi dụng quá trình phân hủy alkaline hydrolysis giúp tăng nhanh tốc độ phân hủy tự nhiên của các mô thịt trong nước.
Cho đến nay đã có khoảng 60 người Australia đăng ký để được "yên nghỉ" theo phương pháp này.
Hiện nay, mỗi khi có một người thân ra đi, gia đình không những lo lắng tổ chức tang lễ mà còn đau đầu với việc tìm kiếm mảnh đất an nghỉ cho người đã khuất. Điều này càng nan giải tại các thành phố đông đúc, chật chội như Sydney, Melbourne... Thậm chí, có những nghĩa trang mà chỉ những người giàu mới đủ khả năng chi trả để được đặt mộ tại đó.
Bên cạnh đó, việc chôn cất hay hỏa táng đều gây ra những tác động xấu tới môi trường. Trong quá trình chôn cất, thi hài bị phân hủy và tạo ra nhiều loại hoá chất khác nhau gây ô nhiễm đất. Khi phân hủy, các mô giải phóng khí và các chất có màu xanh, trong khi việc hoả táng cũng không phải là lựa chọn lý tưởng vì mỗi thi thể khi bị đốt ra tro sẽ thải ra tới 150kg chất CO2 và 200 miligram thủy ngân độc.
Chính vì thế, thủy táng hiện được coi là phương pháp thân thiện nhất với môi trường. Thi hài được đặt trong một hòm bằng thép có dung dịch alkaline hydrolysis trong điều kiện 93 độ C. Thịt và các cơ quan nội tạng sẽ phân hủy hoàn toàn trong bốn giờ, chỉ còn lại những phần rắn của xương và sẽ được đem đi nghiền thành "bụi."
Phương pháp này tiêu tốn năng lượng chỉ bằng 10% so với phương pháp hỏa táng thông thường và không hề thải ra bất kỳ độc tố nào.
Phương pháp phân hủy tử thi cũng được phát triển tại nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ như phòng nghiên cứu Resomation ở Glasgow, Scotland đã xử lý tử thi trong dung dịch Natri hydroxit ở nhiệt độ 180 độ C.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành của Aquamation Industries, công ty quản lý chương trình nghiên cứu trên, ông John Humphries cho rằng việc phân hủy thịt ở các nhiệt độ nước khác nhau cho thấy nhiệt độ cao hơn là không cần thiết và nhiệt độ 93 độ C là thích hợp và hiệu quả nhất cho việc phân hủy xác.
Lợi ích khác của việc thủy táng là khả năng tái chế. Phương pháp này không phá hủy các mô nhân tạo và cho phép tái sử dụng chúng. Ngoài ra, sau khi tử thi bị phân hủy, nước sẽ trở thành một loại phân bón tuyệt vời.
Ông Humphries cho biết công ty ông đã mở dịch vụ này tại Eco Memorial Park, gần Dreamworld ở Gold Coast và đây là trung tâm "thủy thiêu" đầu tiên trên thế giới; hy vọng sẽ mở khoảng 30 trung tâm như thế trên toàn nước Australia và đi vào hoạt động trong 12 tháng tới.
Giáo sư Barry Brook thuộc Đại học Adelaide, đánh giá đây thực sự là một bước tiến lớn. Chỉ bằng việc kết hợp những kỹ thuật đơn giản, các nhà khoa học đã giải quyết được một vấn đề lớn và rất ý nghĩa./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)