Tuy sắp vào mùa lũ năm 2013 nhưng nhiều cơ sở đóng xuồng, ghe ở rạch Bà Đài nổi tiếng (ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) không nhộn nhịp như mọi năm vì làng nghề hiện gặp nhiều khó khăn do không có nơi tiêu thụ.
Nguyên nhân chủ yếu là do mùa lũ năm 2012 nhiều cơ sở vay vốn ngân hàng để đóng xuồng nhưng không bán được, nợ vẫn chưa trả hết và năm nay họ không muốn đầu tư thêm vì sợ "nợ càng thêm nợ."
Chị Lê Kim Lan, chủ cơ sở đóng xuồng xã Long Hậu, cho biết mùa nước năm 2012 gia đình chị đã vay của ngân hàng hơn 50 triệu đồng để mua cây và thuê nhân công đóng xuồng, nhưng vì xuồng không bán được nên gia đình chị tới giờ vẫn chưa trả hết nợ. Hiện tại, các cơ sở đóng xuồng nhỏ lẻ trong vùng cũng mắc nợ ngân hàng từ 30-40 triệu đồng.
Với các hộ đóng ghe tải trọng lớn tình cảnh cũng không mấy khả quan. Gia đình anh Đỗ Tấn Chẹn ở xã Long Hậu có truyền thống ba đời đóng xuồng, ghe ở rạch Bà Đài, đã chuyển đổi sang đóng ghe lớn có trọng tải từ 20-50 tấn để chở lúa. Theo anh Chẹn, do thị trường lúa hiện nay giá bấp bênh, đi ghe lúa không có lời, nên ít ai dám bỏ ra số tiền lớn để đóng nghe đi mua lúa nữa. Hiện tại, gia đình anh không dám vay ngân hàng để mua gỗ đóng ghe sẵn vì sợ không có ai mua sẽ lỗ vốn.
Ngoài ra, do phần lớn các cánh đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều có đê bao ngăn lũ khép kín nên việc sử dụng xuồng, ghe cũng giảm đi ít nhiều. Đường xá cũng được xây dựng kiên cố, các loại phương tiện trên cạn như xe máy, xe tải được người dân chọn lựa sử dụng nhiều hơn nên xuồng ghe không còn là phương tiện chuyên chở chủ yếu của bà con vùng sông nước.
Hiện tại, giá loại xuồng ghe đã giảm mạnh, loại xuồng nhỏ kích cỡ dài 4,5-6,5m, rộng 1–1,2m giá bán dao động từ 400.000-1,2 triệu đồng/chiếc tùy loại gỗ, giảm từ 100.000-200.000 đồng so với cùng kỳ năm 2012. Loại ghe có trọng tải lớn từ 20-50 tấn phải đóng đến 40 ngày mới xong có giá giao động từ 200-300 triệu đồng, giảm trên dưới 30 triệu đồng/chiếc. Trong khi đó, các loại vật tư đóng xuồng ghe như gỗ, đinh, dầu chai lại tăng, nhất là công thợ tăng khoảng 20% so năm ngoái.
Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Long Hậu, huyện Lai Vung, cho biết trước đây nghề đóng ghe, xuồng Long Hậu có khoảng hơn 150 cơ sở thu hút hơn 1.200 lao động làm việc, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng gần 100 hộ trong xã còn theo nghề. Nghề đóng xuồng không còn đem lại thu nhập ổn định cho các hộ theo nghề vì vậy các thợ đóng xuồng còn rất ít, phần lớn chuyển sang nghề khác hoặc đi đến các nhà máy làm công nhân.
Hiện tại, địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để làng nghề tiếp tục phát triển, nhưng ngày càng mai một, mong được sự hỗ trợ vốn từ nhà nước để bà con có điều kiện tái sản xuất. Địa phương cũng đang xây dựng mô hình hợp tác xã để bảo vệ thương hiệu “Xuồng ghe rạch Bà Đài," để làng nghề đóng xuồng ghe truyền thống của ông cha để lại phát triển bền vững trong thời gian tới./.
Nguyên nhân chủ yếu là do mùa lũ năm 2012 nhiều cơ sở vay vốn ngân hàng để đóng xuồng nhưng không bán được, nợ vẫn chưa trả hết và năm nay họ không muốn đầu tư thêm vì sợ "nợ càng thêm nợ."
Chị Lê Kim Lan, chủ cơ sở đóng xuồng xã Long Hậu, cho biết mùa nước năm 2012 gia đình chị đã vay của ngân hàng hơn 50 triệu đồng để mua cây và thuê nhân công đóng xuồng, nhưng vì xuồng không bán được nên gia đình chị tới giờ vẫn chưa trả hết nợ. Hiện tại, các cơ sở đóng xuồng nhỏ lẻ trong vùng cũng mắc nợ ngân hàng từ 30-40 triệu đồng.
Với các hộ đóng ghe tải trọng lớn tình cảnh cũng không mấy khả quan. Gia đình anh Đỗ Tấn Chẹn ở xã Long Hậu có truyền thống ba đời đóng xuồng, ghe ở rạch Bà Đài, đã chuyển đổi sang đóng ghe lớn có trọng tải từ 20-50 tấn để chở lúa. Theo anh Chẹn, do thị trường lúa hiện nay giá bấp bênh, đi ghe lúa không có lời, nên ít ai dám bỏ ra số tiền lớn để đóng nghe đi mua lúa nữa. Hiện tại, gia đình anh không dám vay ngân hàng để mua gỗ đóng ghe sẵn vì sợ không có ai mua sẽ lỗ vốn.
Ngoài ra, do phần lớn các cánh đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều có đê bao ngăn lũ khép kín nên việc sử dụng xuồng, ghe cũng giảm đi ít nhiều. Đường xá cũng được xây dựng kiên cố, các loại phương tiện trên cạn như xe máy, xe tải được người dân chọn lựa sử dụng nhiều hơn nên xuồng ghe không còn là phương tiện chuyên chở chủ yếu của bà con vùng sông nước.
Hiện tại, giá loại xuồng ghe đã giảm mạnh, loại xuồng nhỏ kích cỡ dài 4,5-6,5m, rộng 1–1,2m giá bán dao động từ 400.000-1,2 triệu đồng/chiếc tùy loại gỗ, giảm từ 100.000-200.000 đồng so với cùng kỳ năm 2012. Loại ghe có trọng tải lớn từ 20-50 tấn phải đóng đến 40 ngày mới xong có giá giao động từ 200-300 triệu đồng, giảm trên dưới 30 triệu đồng/chiếc. Trong khi đó, các loại vật tư đóng xuồng ghe như gỗ, đinh, dầu chai lại tăng, nhất là công thợ tăng khoảng 20% so năm ngoái.
Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Long Hậu, huyện Lai Vung, cho biết trước đây nghề đóng ghe, xuồng Long Hậu có khoảng hơn 150 cơ sở thu hút hơn 1.200 lao động làm việc, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng gần 100 hộ trong xã còn theo nghề. Nghề đóng xuồng không còn đem lại thu nhập ổn định cho các hộ theo nghề vì vậy các thợ đóng xuồng còn rất ít, phần lớn chuyển sang nghề khác hoặc đi đến các nhà máy làm công nhân.
Hiện tại, địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để làng nghề tiếp tục phát triển, nhưng ngày càng mai một, mong được sự hỗ trợ vốn từ nhà nước để bà con có điều kiện tái sản xuất. Địa phương cũng đang xây dựng mô hình hợp tác xã để bảo vệ thương hiệu “Xuồng ghe rạch Bà Đài," để làng nghề đóng xuồng ghe truyền thống của ông cha để lại phát triển bền vững trong thời gian tới./.
Huỳnh Phúc Hậu (TTXVN)