Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Công Thương đã gửi công văn tới VASEP lý giải việc thuế suất cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cao hơn một số nước trong khu vực.
Nguyên nhân là Việt Nam ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) với Nhật Bản sau hai nước Thái Lan và Philippines nên lộ trình giảm thuế của Việt Nam chậm hơn hai nước trên. Do đó, không chỉ cá ngừ chế biến mà hầu hết các mặt hàng của Việt Nam đều có lộ trình giảm thuế muộn hơn.
Theo Bộ Công Thương, do quá trình đàm phán được thực hiện theo phương thức “cả gói,” lợi ích Việt Nam thu được từ Hiệp định VJEPA là lợi ích tổng thể, Việt Nam có được lợi ích trong một số lĩnh vực, ngành này thì phải nhượng bộ lợi ích trong lĩnh vực, ngành khác.
Do vậy, nếu chỉ so sánh một vài dòng thuế trong tổng số gần 10.000 dòng thuế sẽ khó đánh giá được cả một hiệp định. Bên cạnh đó, giữa Việt Nam, Thái Lan và Philippines có mục tiêu ưu tiên trong đàm phán khác nhau, do vậy việc cam kết khác nhau ở cùng một mặt hàng là bình thường.
Trước khi ký Hiệp định VJEPA, mặt hàng cá ngừ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản, do đó nhóm mặt hàng này không phải nhóm hàng ưu tiên hàng đầu trong đàm phán, trong khi đó nhóm hàng này lại nhạy cảm với Nhật Bản nên một số dòng thuế trong nhóm này như cá ngừ đóng hộp thuộc danh mục loại trừ.
Mặc dù vậy, một số dòng thuế cá ngừ cũng đã được đưa vào danh mục mặt hàng đàm phán lại cam kết thuế vào năm 2014, cùng với một số nhóm mặt hàng khác trong Hiệp định VJEPA./.
Nguyên nhân là Việt Nam ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) với Nhật Bản sau hai nước Thái Lan và Philippines nên lộ trình giảm thuế của Việt Nam chậm hơn hai nước trên. Do đó, không chỉ cá ngừ chế biến mà hầu hết các mặt hàng của Việt Nam đều có lộ trình giảm thuế muộn hơn.
Theo Bộ Công Thương, do quá trình đàm phán được thực hiện theo phương thức “cả gói,” lợi ích Việt Nam thu được từ Hiệp định VJEPA là lợi ích tổng thể, Việt Nam có được lợi ích trong một số lĩnh vực, ngành này thì phải nhượng bộ lợi ích trong lĩnh vực, ngành khác.
Do vậy, nếu chỉ so sánh một vài dòng thuế trong tổng số gần 10.000 dòng thuế sẽ khó đánh giá được cả một hiệp định. Bên cạnh đó, giữa Việt Nam, Thái Lan và Philippines có mục tiêu ưu tiên trong đàm phán khác nhau, do vậy việc cam kết khác nhau ở cùng một mặt hàng là bình thường.
Trước khi ký Hiệp định VJEPA, mặt hàng cá ngừ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản, do đó nhóm mặt hàng này không phải nhóm hàng ưu tiên hàng đầu trong đàm phán, trong khi đó nhóm hàng này lại nhạy cảm với Nhật Bản nên một số dòng thuế trong nhóm này như cá ngừ đóng hộp thuộc danh mục loại trừ.
Mặc dù vậy, một số dòng thuế cá ngừ cũng đã được đưa vào danh mục mặt hàng đàm phán lại cam kết thuế vào năm 2014, cùng với một số nhóm mặt hàng khác trong Hiệp định VJEPA./.
Hữu Duyên (TTXVN/Vietnam+)