Lý giải về hiện tượng rắn bị chặt đầu nhưng vẫn có thể cắn người

Sau khi bị chặt đầu, các cơ quan khác của loài rắn vẫn có thể duy trì hoạt động độc lập trong một thời gian nhất định.
Lý giải về hiện tượng rắn bị chặt đầu nhưng vẫn có thể cắn người ảnh 1

Mới đây, một đầu bếp ở Quảng Đông, Trung Quốc đã bị rắn hổ mang cắn trong khi chế biến món ăn và thiệt mạng ngay sau đó. Điều đáng nói là đầu con rắn đã lìa khỏi thân trước đó 20 phút.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hiện tượng trên không phải là hiếm có và nó thường xuyên xảy ra trên những loài bò sát, đặc biệt là rắn. Không chỉ sống 20 phút, những con rắn khỏe mạnh thậm chí có thể sống tới hàng tiếng sau khi "đầu lìa khỏi cổ."

Con rắn dù bị chặt đầu không có nghĩa là dây thần kinh của nó ngừng hoạt động. Ở những động vật cấp thấp như rắn, hệ thần kinh chỉ huy các phản xạ có điều kiện nằm ở cơ thể của nó. Do đó, hệ thần kinh, bao gồm cả não bộ có thể hoạt động riêng biệt với phần còn lại của cơ thể.

Sau khi bị chặt đầu, các cơ quan khác vẫn có thể duy trì hoạt động độc lập trong một thời gian nhất định, chẳng hạn như phần thân rắn có thể ngọ nguậy dù đầu đã đứt lìa. Do đó, sau khi mổ bụng lột da, có thể tim rắn vẫn đập.

Trong khi đó, đầu rắn bị chặt nhưng khi va chạm với vật thể khác vẫn có thể dẫn đến phản xạ cắn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục