Lý do tài xế lựa chọn dịch vụ thu phí tự động đường bộ ePass

Đơn giản trong phương thức thanh toán hay tiết kiệm thời gian chờ là những lý do mà các tài xế sử dụng dịch vụ thu phí tự động đường bộ ePass.
(Ảnh: PV/Vietnam+)

Sau chưa đầy 2 tháng chính thức triển khai dịch vụ thu phí tự động đường bộ, ePass đã triển khai cung cấp dịch vụ tại hơn 2 ngàn điểm dịch vụ, phục vụ dán thẻ thu phí tự động cho hơn 100 nghìn khách hàng.

So với giai đoạn đầu, việc triển khai dán thẻ của ePass cao gấp 2 lần. Điều gì khiến cho ePass thu hút được khách hàng nhanh như vậy?

Đơn giản trong phương thức thanh toán

Đối với những người tham gia giao thông bằng phương tiện ôtô, gần 2 tháng trở lại đây, ePass đang trở thành một thương hiệu phổ biến. Chỉ với một tấm thẻ ePass dán trên xe, tài xế có thể sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng tại 100% các trạm thu phí có triển khai dịch vụ trên toàn quốc.

Với sức mạnh công nghệ từ Viettel, VDTC hiện là đơn vị duy nhất ở Việt Nam triển khai hệ thống nhận diện, phát hiện xe thế hệ mới, nhận diện biển số xe đạt 99,8%, vượt KPI của Bộ giao thông vận tải.

Bên cạnh đó, vấn đề thanh toán được giải quyết khi linh hoạt hơn theo nhiều hình thức như trả trước, trừ tiền trực tiếp khi qua trạm... Khách hàng của ePass có thể nạp tiền vào tài khoản giao thông từ 40 ngân hàng nội địa, đặc biệt là giải pháp thanh toán trực tuyến khi kết nối với ViettelPay: khách hàng không cần phải nạp tiền vào tài khoản giao thông mà chỉ cần thực hiện liên kết tài khoản giao thông với tài khoản ViettelPay, khi đi qua trạm hệ thống sẽ thực hiện quét và trừ tiền trực tiếp vào tài khoản ViettelPay.

Tiết kiệm thời gian dừng chờ

Đại diện công ty cho biết thời gian chung để barrier tại trạm thu phí nâng lên là khoảng 0,6 giây, còn thời gian hệ thống ePass xử lý giao dịch thu phí là 0,2 giây, nên mỗi xe qua trạm sẽ chỉ mất tổng cộng chưa đến một giây cho việc thu phí.

Theo tính toán của VDTC, các xe sẽ không phải dừng khi đi qua trạm thu phí, do đó tiết kiệm thời gian hơn 60 lần so với sử dụng cách soát vé thủ công. Tuy nhiên, các xe cần đảm bảo một số điều kiện, như tài khoản còn đủ tiền, thẻ dán trên xe không bị hỏng, tốc độ qua trạm dưới 40 km/h...

Khác biệt nữa của VDTC là khi các phương tiện đã dán thẻ ePass thì có thể lưu thông qua tất cả các làn thu phí tại trạm, bao gồm cả làn thu phí tự động và làn hỗn hợp.

Dễ dàng đăng kí dán thẻ ePass

Lợi thế của VDTC có thể thấy được chính là có hệ sinh thái các điểm giao dịch của Viettel để khách hàng có thể dễ dàng dán thẻ miễn phí trong giai đoạn này.

Bên cạnh hình thức đăng kí trực tuyến sau đó có bộ phận hỗ trợ liên hệ, khách hàng có thể đến các điểm giao dịch của Viettel Store hoặc bưu cục Viettel Post trên toàn quốc để đăng ký dán thẻ. Tại các trạm thu phí BOT do VDTC quản lý hay trạm đăng kiểm xe cơ giới liên kết với VDTC cũng đều có các nhân viên phục vụ việc đăng kí ePass.

Việc đăng ký dán thẻ thu phí không dừng chưa bao giờ có nhiều lựa chọn như vậy. Viettel đã đưa vào công nghệ hiện đại nhất theo tiêu chuẩn của các quốc gia phát triển trên thế giới như: Công nghệ nhận diện hình ảnh quang học (OCR) giúp cho việc đăng ký sử dụng dịch vụ của khách hàng chỉ tốn khoảng 3 phút. 

Ông Bùi Trình-Giám đốc Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) chia sẻ: “Tham gia vào dự án thu phí tự động không dừng, chúng tôi rất muốn đóng góp vào hệ sinh thái giao thông thông minh ITS cho Việt Nam. Công nghệ là để giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Chúng tôi ứng dụng những công nghệ mới nhất để giúp lái xe tối ưu cả về thời gian, chi phí trên hành trình của mình.”

Theo mục tiêu, VDTC sẽ đưa mật độ thâm nhập dịch vụ từ 26% lên 65%, giúp Việt Nam lọt top 10 quốc gia có tỷ lệ phương tiện dán thẻ thu phí tự động cao nhất trong khu vực sau 3 đến 5 năm, thay đổi vị thế của giao thông Việt Nam trên bản đồ thế giới./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục