Người dân Hàn Quốc không ai không biết đến thương hiệu Daewoo do ông Kim Woo Jung sáng lập. Trong một giai đoạn khoảng 30 năm, cựu Chủ tịch Kim Woo Jung được coi là thần tượng, là hiện thân của sự hóa thân kỳ diệu của nền kinh tế Hàn Quốc.
Sau khi Tập đoàn Daewoo sụp đổ, ông đã sống ẩn dật 14 năm, không tiếp xúc với báo giới. Tuy nhiên, trong lần xuất hiện gần đây, ông đã làm sáng tỏ một số câu hỏi, trong đó có đề cập đến nguyên nhân thất bại của khu công nghiệp hợp tác kinh tế đầu tiên giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Tháng 1/1992, Kim Woo Jung, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Daewoo đã gặp gỡ và thảo luận với Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành về dự án hợp tác thành lập khu công nghiệp Nam-po. Kế hoạch của dự án là sản suất hàng dệt may và các sản phẩm công nghiệp nhẹ để xuất khẩu với kim ngạch dự kiến từ 20-30 triệu USD/năm.
Công việc thành lập khu công nghiệp Nam-po diễn ra khá suôn sẻ nhưng chỉ vừa đi vào hoạt động được ba năm thì khu công nghiệp này đã phải đóng cửa.
Thời đó, lý do đóng cửa khu công nghiệp Nam-po không được làm sáng tỏ. Có nhiều đồn đoán cho rằng Tập đoàn Daewoo phải đối mặt với nguy cơ giải thể, có phân tích lại cho rằng nếu không có sự cố IMF trong giai đoạn Hàn Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ 1997-1998 thì Tập đoàn Daewoo vẫn tiếp tục điều hành Khu công nghiệp Nam-po.
Nhưng lần này trong cuộc phỏng vấn với Nhật báo Chosun và kênh truyền hình Chosun TV, Chủ tịch Kim đã cho biết một sự thật khác...
Sau những thỏa thuận với lãnh đạo Triều Tiên thời điểm đầu năm 1992, Chủ tịch Kim Woo Jung, người từng tiên phong tiến vào những vùng đất như Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Trung Á như những "cơn lốc xoáy" đã coi Triều Tiên "là thị trường cuối cùng còn lại trên Trái Đất này."
Với những kinh nghiệm, của mình, ông đã đưa Khu công nghiệp Nam-po đi vào hoạt động năm 1996. Tổng Công ty Công nghiệp dân tộc do Daewoo và Tổng Công ty Samcheolly hợp tác tạo thành là chủ thể của khu công nghiệp này.
Daewoo đã lên kế hoạch hàng năm sẽ sản xuất 3,1 triệu bộ áo sơmi, 600.000 bộ jacket và 950.000 túi thể thao để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và châu Âu.
Chủ tịch Kim còn có kế hoạch tiếp tục mở rộng khu công nghiệp Nam-po thành khu công nghiệp không chỉ sản xuất hàng may mặc và dệt mà còn sản xuất cả các sản phẩm điện tử.
Nhưng Khu công nghiệp Nam-po đã không hoạt động theo mong muốn của Chủ tịch Kim. Những sản phẩm được sản xuất tại Khu công nghiệp Nam-po từ cảng Nam-po được chuyển qua cảng Incheon hoặc cảng Pusan để xuất khẩu đi châu Âu và Nam Mỹ nhưng công suất của nhà máy không đạt được 50% công suất thiết kế.
Hỏng hóc cũng như sự cố xảy ra không ngừng trong nhà máy. Hơn nữa, việc vận hành ở cảng Nam-po cũng không được suôn sẻ. Sự cố chậm giao hàng xảy ra thường xuyên. Kết quả là những đơn đặt hàng của nước ngoài giảm mạnh. Kết cục, khu công nghiệp Nam-po, sự nghiệp hợp tác kinh tế số một giữa hai miền Triều Tiên, thất bại thảm hại.
Ông Kim nói rằng “Việc vận chuyển hàng tại cảng Nam-po thường xuyên trì trệ và có nhiều trường hợp các thiết bị như máy phát điện biến mất.”
Ông cũng nói thêm rằng “đã đưa công nhân Triều Tiên đến nhà máy của Daewoo tại Trung Quốc để đào tạo nhưng hiệu quả cũng không được cải thiện.” Hơn nữa, người của phía Daewoo nói rằng thời đó, công nhân Triều Tiên làm việc tại khu công nghiệp Nam-po cứ ba tháng lại bị thay một lần. Cứ mỗi lần như thế lại xảy ra việc công nhân tháo máy móc, phụ tùng, linh kiện mang đi nhưng bên phía Triều Tiên không tích cực kiểm tra đôn đốc việc này."
Chủ tịch Kim cho rằng “khi bắt tay làm thử thì thấy rằng Triều Tiên chưa có sự chuẩn bị cho hợp tác."
Ông Kim cho rằng khi xây dựng và điều hành thử khu công nghiệp mới thấy rằng Triều Tiên thiếu tinh thần và tư thế chuẩn bị đối với việc điều hành nhà máy theo kiểu tư bản chủ nghĩa trên đất của mình.
Cho đến thời điểm năm 1999, Daewoo vẫn chưa đầu tư khoản tiền lớn nên quyết định rút lui. Ông Kim cũng nói rằng khi đó Daewoo cũng không thiệt hại lớn.
Ngay sau khi Daewoo đóng cửa khu công nghiệp Nam-po thì năm 2000, Hyundai đã nhanh chóng hợp tác với Triều Tiên thành lập khu công nghiệp Kaesong. Tiến trình thương lượng của Hyundai để thành lập khu công nghiệp Kaeseong đã diễn ra từ năm 1998.
Giới tài phiệt đương thời nhận định rằng “Trong cuộc cạnh tranh giành quyền chủ đạo trong sự nghiệp đối với Triều Tiên của Kim Woo Jung và Jeong Ju Yeong, người sáng lập Tập đoàn Hyundai, đầu tiên Chủ tịch Kim dẫn trước nhưng kết cục Chủ tịch Jeong của Hyundai lại chạy đua một mình.”
Thời gian đó, cũng đã có nhiều dư luận rằng ngay khi ngừng sự nghiệp hợp tác với Triều Tiên, Chủ tịch Kim Woo Jung đã không nhận được sự ưu ái của chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Kim Dae Jung, người đã từng có ý định thực hiện việc hợp tác kinh tế quy mô lớn với Triều Tiên.
Khi hỏi về giải pháp đối với khu công nghiệp Kaesong, vị chủ tịch lừng lẫy một thời trầm ngâm: “Tôi đã có kinh nghiệm rằng hoạt động kinh doanh trên đất Triều Tiên là một việc khó khăn.”
Ông cũng nói thêm rằng “vấn đề không phải là phương thức vận hành nhà máy công xưởng trên đất Triều Tiên như hiện nay mà phải xây dựng nhà xưởng tại đất Trung Quốc phía trên sông Aplok hoặc trên đất Hàn Quốc, gần khu vực phi quân sự và phải làm cho người lao động Triều Tiên đi làm thì mới có khả năng thành công được"./.
Sau khi Tập đoàn Daewoo sụp đổ, ông đã sống ẩn dật 14 năm, không tiếp xúc với báo giới. Tuy nhiên, trong lần xuất hiện gần đây, ông đã làm sáng tỏ một số câu hỏi, trong đó có đề cập đến nguyên nhân thất bại của khu công nghiệp hợp tác kinh tế đầu tiên giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Tháng 1/1992, Kim Woo Jung, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Daewoo đã gặp gỡ và thảo luận với Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành về dự án hợp tác thành lập khu công nghiệp Nam-po. Kế hoạch của dự án là sản suất hàng dệt may và các sản phẩm công nghiệp nhẹ để xuất khẩu với kim ngạch dự kiến từ 20-30 triệu USD/năm.
Công việc thành lập khu công nghiệp Nam-po diễn ra khá suôn sẻ nhưng chỉ vừa đi vào hoạt động được ba năm thì khu công nghiệp này đã phải đóng cửa.
Thời đó, lý do đóng cửa khu công nghiệp Nam-po không được làm sáng tỏ. Có nhiều đồn đoán cho rằng Tập đoàn Daewoo phải đối mặt với nguy cơ giải thể, có phân tích lại cho rằng nếu không có sự cố IMF trong giai đoạn Hàn Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ 1997-1998 thì Tập đoàn Daewoo vẫn tiếp tục điều hành Khu công nghiệp Nam-po.
Nhưng lần này trong cuộc phỏng vấn với Nhật báo Chosun và kênh truyền hình Chosun TV, Chủ tịch Kim đã cho biết một sự thật khác...
Sau những thỏa thuận với lãnh đạo Triều Tiên thời điểm đầu năm 1992, Chủ tịch Kim Woo Jung, người từng tiên phong tiến vào những vùng đất như Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Trung Á như những "cơn lốc xoáy" đã coi Triều Tiên "là thị trường cuối cùng còn lại trên Trái Đất này."
Với những kinh nghiệm, của mình, ông đã đưa Khu công nghiệp Nam-po đi vào hoạt động năm 1996. Tổng Công ty Công nghiệp dân tộc do Daewoo và Tổng Công ty Samcheolly hợp tác tạo thành là chủ thể của khu công nghiệp này.
Daewoo đã lên kế hoạch hàng năm sẽ sản xuất 3,1 triệu bộ áo sơmi, 600.000 bộ jacket và 950.000 túi thể thao để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và châu Âu.
Chủ tịch Kim còn có kế hoạch tiếp tục mở rộng khu công nghiệp Nam-po thành khu công nghiệp không chỉ sản xuất hàng may mặc và dệt mà còn sản xuất cả các sản phẩm điện tử.
Nhưng Khu công nghiệp Nam-po đã không hoạt động theo mong muốn của Chủ tịch Kim. Những sản phẩm được sản xuất tại Khu công nghiệp Nam-po từ cảng Nam-po được chuyển qua cảng Incheon hoặc cảng Pusan để xuất khẩu đi châu Âu và Nam Mỹ nhưng công suất của nhà máy không đạt được 50% công suất thiết kế.
Hỏng hóc cũng như sự cố xảy ra không ngừng trong nhà máy. Hơn nữa, việc vận hành ở cảng Nam-po cũng không được suôn sẻ. Sự cố chậm giao hàng xảy ra thường xuyên. Kết quả là những đơn đặt hàng của nước ngoài giảm mạnh. Kết cục, khu công nghiệp Nam-po, sự nghiệp hợp tác kinh tế số một giữa hai miền Triều Tiên, thất bại thảm hại.
Ông Kim nói rằng “Việc vận chuyển hàng tại cảng Nam-po thường xuyên trì trệ và có nhiều trường hợp các thiết bị như máy phát điện biến mất.”
Ông cũng nói thêm rằng “đã đưa công nhân Triều Tiên đến nhà máy của Daewoo tại Trung Quốc để đào tạo nhưng hiệu quả cũng không được cải thiện.” Hơn nữa, người của phía Daewoo nói rằng thời đó, công nhân Triều Tiên làm việc tại khu công nghiệp Nam-po cứ ba tháng lại bị thay một lần. Cứ mỗi lần như thế lại xảy ra việc công nhân tháo máy móc, phụ tùng, linh kiện mang đi nhưng bên phía Triều Tiên không tích cực kiểm tra đôn đốc việc này."
Chủ tịch Kim cho rằng “khi bắt tay làm thử thì thấy rằng Triều Tiên chưa có sự chuẩn bị cho hợp tác."
Ông Kim cho rằng khi xây dựng và điều hành thử khu công nghiệp mới thấy rằng Triều Tiên thiếu tinh thần và tư thế chuẩn bị đối với việc điều hành nhà máy theo kiểu tư bản chủ nghĩa trên đất của mình.
Cho đến thời điểm năm 1999, Daewoo vẫn chưa đầu tư khoản tiền lớn nên quyết định rút lui. Ông Kim cũng nói rằng khi đó Daewoo cũng không thiệt hại lớn.
Ngay sau khi Daewoo đóng cửa khu công nghiệp Nam-po thì năm 2000, Hyundai đã nhanh chóng hợp tác với Triều Tiên thành lập khu công nghiệp Kaesong. Tiến trình thương lượng của Hyundai để thành lập khu công nghiệp Kaeseong đã diễn ra từ năm 1998.
Giới tài phiệt đương thời nhận định rằng “Trong cuộc cạnh tranh giành quyền chủ đạo trong sự nghiệp đối với Triều Tiên của Kim Woo Jung và Jeong Ju Yeong, người sáng lập Tập đoàn Hyundai, đầu tiên Chủ tịch Kim dẫn trước nhưng kết cục Chủ tịch Jeong của Hyundai lại chạy đua một mình.”
Thời gian đó, cũng đã có nhiều dư luận rằng ngay khi ngừng sự nghiệp hợp tác với Triều Tiên, Chủ tịch Kim Woo Jung đã không nhận được sự ưu ái của chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Kim Dae Jung, người đã từng có ý định thực hiện việc hợp tác kinh tế quy mô lớn với Triều Tiên.
Khi hỏi về giải pháp đối với khu công nghiệp Kaesong, vị chủ tịch lừng lẫy một thời trầm ngâm: “Tôi đã có kinh nghiệm rằng hoạt động kinh doanh trên đất Triều Tiên là một việc khó khăn.”
Ông cũng nói thêm rằng “vấn đề không phải là phương thức vận hành nhà máy công xưởng trên đất Triều Tiên như hiện nay mà phải xây dựng nhà xưởng tại đất Trung Quốc phía trên sông Aplok hoặc trên đất Hàn Quốc, gần khu vực phi quân sự và phải làm cho người lao động Triều Tiên đi làm thì mới có khả năng thành công được"./.
Khánh Vân (Vietnam+)