Từ ngày 3-5/1, Hội nghị thường niên lần thứ 10 Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) của Mỹ đã được tổ chức tại trường Đại học Florida, bang Florida.
Tham dự hội nghị có các quan chức của VEF, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện của tập đoàn Intel tại Mỹ và khoảng 200 lưu học sinh Việt Nam thuộc các chương trình của VEF hội tụ từ nhiều bang của nước Mỹ.
Hội nghị thường niên năm nay diễn ra với các nội dung chính gồm tổng kết các hoạt động liên quan tới VEF trong năm 2012 và thảo luận phương hướng hợp tác giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam trong thời gian tới.
Hội nghị cũng đã tổ chức các cuộc đối thoại không chính thức với lưu học sinh để trao đổi kinh nghiệm học tập và về tình hình đất nước, trong đó có các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lưu học sinh Việt Nam khi trở về nước.
Phát biểu tại hội nghị, các quan chức VEF cho biết phần lớn lưu học sinh Việt Nam ở tuổi dưới 30 và đang theo học các chương trình nghiên cứu tiến sỹ, sau tiến sỹ tại các trường của Mỹ và đây là những sinh viên chăm chỉ, tài năng và là một nguồn vốn quý.
Nhiều sinh viên đã có các bài viết với các ý tưởng sáng tạo được đăng tải trên các tạp chí khoa học ở Mỹ. Hội nghị năm nay đã trưng bày hơn 20 ý tưởng nghiên cứu khoa học về các vấn đề y tế, sinh học, công nghệ tin học, và toán học của các nghiên cứu sinh Việt Nam.
Quỹ VEF được thành lập năm 2000 nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trao đổi giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam. Năm 2003, nhóm nghiên cứu sinh VEF đầu tiên của Việt Nam được lựa chọn sang học tại các trường của Mỹ.
Năm 2013, sau 10 năm đi vào hoạt động, VEF đã cấp học bổng cho 421 nghiên cứu sinh Việt Nam sang học ở Mỹ với các chuyên ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, và y tế...
Ngoài chương trình học bổng, VEF còn triển khai 2 chương trình khác là chương trình học giả và chương trình giáo sư Mỹ giảng dạy tại Việt Nam. Chương trình học giả dành cho những công dân Việt Nam đã có học vị tiến sỹ tham gia đào tạo sau tiến sỹ tại Mỹ trong thời gian từ 5 tháng đến một năm.
Từ năm 2007 đến nay, đã có 38 tiến sỹ của Việt Nam tham gia chương trình đào tạo sau tiến sỹ tại 30 trường đại học và viện nghiên cứu của Mỹ. Ngoài ra, VEF còn có các hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức của Chính phủ Việt Nam và Mỹ. Quỹ VEF khi thành lập chỉ dự kiến hoạt động trong 10 năm, nhưng Quốc hội Mỹ mới đây đã quyết định chi thêm 5 triệu USD kéo dài hoạt động của VEF đến năm 2018.
Cùng với các chương trình của VEF, số sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ trong thập kỷ qua đã và đang tiếp tục gia tăng nhanh chóng.
Theo báo cáo mới đây của Open Doors, số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng của Mỹ niên khóa 2011-2012 tăng 4,6%, từ 14.888 người lên 15.572 người. Đây là năm thứ 12 liên tiếp số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ tăng và Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ 8 trong số những nước có nhiều sinh viên du học nhất ở Mỹ./.
Tham dự hội nghị có các quan chức của VEF, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện của tập đoàn Intel tại Mỹ và khoảng 200 lưu học sinh Việt Nam thuộc các chương trình của VEF hội tụ từ nhiều bang của nước Mỹ.
Hội nghị thường niên năm nay diễn ra với các nội dung chính gồm tổng kết các hoạt động liên quan tới VEF trong năm 2012 và thảo luận phương hướng hợp tác giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam trong thời gian tới.
Hội nghị cũng đã tổ chức các cuộc đối thoại không chính thức với lưu học sinh để trao đổi kinh nghiệm học tập và về tình hình đất nước, trong đó có các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lưu học sinh Việt Nam khi trở về nước.
Phát biểu tại hội nghị, các quan chức VEF cho biết phần lớn lưu học sinh Việt Nam ở tuổi dưới 30 và đang theo học các chương trình nghiên cứu tiến sỹ, sau tiến sỹ tại các trường của Mỹ và đây là những sinh viên chăm chỉ, tài năng và là một nguồn vốn quý.
Nhiều sinh viên đã có các bài viết với các ý tưởng sáng tạo được đăng tải trên các tạp chí khoa học ở Mỹ. Hội nghị năm nay đã trưng bày hơn 20 ý tưởng nghiên cứu khoa học về các vấn đề y tế, sinh học, công nghệ tin học, và toán học của các nghiên cứu sinh Việt Nam.
Quỹ VEF được thành lập năm 2000 nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trao đổi giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam. Năm 2003, nhóm nghiên cứu sinh VEF đầu tiên của Việt Nam được lựa chọn sang học tại các trường của Mỹ.
Năm 2013, sau 10 năm đi vào hoạt động, VEF đã cấp học bổng cho 421 nghiên cứu sinh Việt Nam sang học ở Mỹ với các chuyên ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, và y tế...
Ngoài chương trình học bổng, VEF còn triển khai 2 chương trình khác là chương trình học giả và chương trình giáo sư Mỹ giảng dạy tại Việt Nam. Chương trình học giả dành cho những công dân Việt Nam đã có học vị tiến sỹ tham gia đào tạo sau tiến sỹ tại Mỹ trong thời gian từ 5 tháng đến một năm.
Từ năm 2007 đến nay, đã có 38 tiến sỹ của Việt Nam tham gia chương trình đào tạo sau tiến sỹ tại 30 trường đại học và viện nghiên cứu của Mỹ. Ngoài ra, VEF còn có các hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức của Chính phủ Việt Nam và Mỹ. Quỹ VEF khi thành lập chỉ dự kiến hoạt động trong 10 năm, nhưng Quốc hội Mỹ mới đây đã quyết định chi thêm 5 triệu USD kéo dài hoạt động của VEF đến năm 2018.
Cùng với các chương trình của VEF, số sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ trong thập kỷ qua đã và đang tiếp tục gia tăng nhanh chóng.
Theo báo cáo mới đây của Open Doors, số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng của Mỹ niên khóa 2011-2012 tăng 4,6%, từ 14.888 người lên 15.572 người. Đây là năm thứ 12 liên tiếp số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ tăng và Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ 8 trong số những nước có nhiều sinh viên du học nhất ở Mỹ./.
(TTXVN)