Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị “Chăn nuôi nông hộ-trang trại vừa và nhỏ” được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/12, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, năm 2011 sản lượng thịt nhập khẩu của cả nước đạt 107.000 tấn, tăng 30,5% so với năm 2010.
Ông Sơn cũng nhận định thị trường hiện không thiếu thịt, thể hiện ở giá bán thịt lợn và gia cầm đang ổn định do nguồn cung ổn định.
Ngoài ra, tại khu vực phía Nam, các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai làm rất tốt việc bình ổn giá, mua trữ hàng từ sớm, trong đó riêng Vissan đã tăng 160% lượng hàng để cung ứng trong dịp Tết, không gây sốt trên thị trường.
Thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy, đến ngày 31/12, tổng đàn gia cầm của cả nước đạt khoảng 325 triệu con, tăng 8,2%; đàn lợn khoảng 27,8 triệu con, tăng 1,6%; đàn trâu 2,72 triệu con, giảm 6,6%; đàn bò khoảng 5,4 triệu con, giảm 8,7%.
Tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trong năm 2011 đạt khoảng 4,31 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm ngoái; sản lượng sữa bò đạt khoảng 340.000 tấn, tăng 12,8%; sản lượng trứng ước khoảng 6,34 tỷ quả, tăng 8%.
Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các địa phương, hiện nay chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm chủ yếu về số đầu gia súc và sản lượng thịt cung cấp cho thị trường cả nước.
Trong 5 năm gần đây do dịch bệnh thường xuyên xảy ra và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của đô thị hóa nông thôn và biến động giá đầu vào làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi… nên chăn nuôi nông hộ đã thay đổi theo hướng số hộ giảm nhưng số đầu gia súc lại tăng lên. Ở các vùng có nhiều thành phố lớn như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, số hộ chăn nuôi giảm càng nhiều, khoảng 20-30%.
Để hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi nông hộ ở quy mô lớn, nhiều ý kiến cho rằng chính sách của Nhà nước vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng, người dân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
Trước thực trạng này, đại diện Cục Chăn nuôi cho rằng, cần có chính sách tín dụng tốt cho nông dân, cần có các hình thức cho vay tín chấp thông qua hội nông dân, hội phụ nữ, phải có tổ chức sản xuất, chuỗi liên kết. Ngay trong chăn nuôi gia công cũng cần xem xét cân đối lại lợi nhuận, bởi thời điểm giá lợn tăng mạnh nhất thì người nông dân chỉ lãi vài trăm nghìn đồng trong khi doanh nghiệp lãi tới vài triệu đồng, đây là sự thiếu công bằng trong chuỗi liên kết sản xuất./.
Ông Sơn cũng nhận định thị trường hiện không thiếu thịt, thể hiện ở giá bán thịt lợn và gia cầm đang ổn định do nguồn cung ổn định.
Ngoài ra, tại khu vực phía Nam, các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai làm rất tốt việc bình ổn giá, mua trữ hàng từ sớm, trong đó riêng Vissan đã tăng 160% lượng hàng để cung ứng trong dịp Tết, không gây sốt trên thị trường.
Thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy, đến ngày 31/12, tổng đàn gia cầm của cả nước đạt khoảng 325 triệu con, tăng 8,2%; đàn lợn khoảng 27,8 triệu con, tăng 1,6%; đàn trâu 2,72 triệu con, giảm 6,6%; đàn bò khoảng 5,4 triệu con, giảm 8,7%.
Tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trong năm 2011 đạt khoảng 4,31 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm ngoái; sản lượng sữa bò đạt khoảng 340.000 tấn, tăng 12,8%; sản lượng trứng ước khoảng 6,34 tỷ quả, tăng 8%.
Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các địa phương, hiện nay chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm chủ yếu về số đầu gia súc và sản lượng thịt cung cấp cho thị trường cả nước.
Trong 5 năm gần đây do dịch bệnh thường xuyên xảy ra và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của đô thị hóa nông thôn và biến động giá đầu vào làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi… nên chăn nuôi nông hộ đã thay đổi theo hướng số hộ giảm nhưng số đầu gia súc lại tăng lên. Ở các vùng có nhiều thành phố lớn như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, số hộ chăn nuôi giảm càng nhiều, khoảng 20-30%.
Để hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi nông hộ ở quy mô lớn, nhiều ý kiến cho rằng chính sách của Nhà nước vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng, người dân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
Trước thực trạng này, đại diện Cục Chăn nuôi cho rằng, cần có chính sách tín dụng tốt cho nông dân, cần có các hình thức cho vay tín chấp thông qua hội nông dân, hội phụ nữ, phải có tổ chức sản xuất, chuỗi liên kết. Ngay trong chăn nuôi gia công cũng cần xem xét cân đối lại lợi nhuận, bởi thời điểm giá lợn tăng mạnh nhất thì người nông dân chỉ lãi vài trăm nghìn đồng trong khi doanh nghiệp lãi tới vài triệu đồng, đây là sự thiếu công bằng trong chuỗi liên kết sản xuất./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)