Bà Hoàng Như Loan, Phó Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cho biết từ đầu tháng Tám đến nay, lượng khách “về nguồn” tham quan khu di tích tăng đột biến.
Trong tháng Tám, khu di tích đã đón 40.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tăng 10.000 lượt so với những tháng trước đó.
Khu di tích lịch sử Tân Trào có 17 di tích gồm lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái...
Những năm gần đây, để phát huy giá trị của khu di tích, tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch tổng thể Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào định hướng đến năm 2020; tổ chức tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho 17 đại diện hộ gia đình trong xã.
Tỉnh cũng hỗ trợ đầu tư xây dựng bêtông hóa đường làng ngõ xóm; hỗ trợ ximăng làm nền nhà cho các hộ dân xung quanh khu di tích cây đa Tân Trào, đình Hồng Thái... đưa khu di tích thành điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Cùng với đó, người dân Tân Trào đã năng động, tận dụng thời cơ chuyển đổi cách làm kinh tế từ thuần nông sang làm thêm du lịch dịch vụ. Người dân Tân Trào đã biết phát huy văn hóa truyền thống để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bàn tay khéo léo của các cô gái dân tộc Tày, Nùng, Dao... để làm ra những món đồ lưu niệm như áo, khăn dệt thổ cẩm, hàng mây tre đan bán cho khách du lịch, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Năm 2011, Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào phấn đấu đón 400.000 lượt khách đến thăm quan, chiếm 67% lượng khách du lịch đến thăm tỉnh Tuyên Quang./.
Trong tháng Tám, khu di tích đã đón 40.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tăng 10.000 lượt so với những tháng trước đó.
Khu di tích lịch sử Tân Trào có 17 di tích gồm lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái...
Những năm gần đây, để phát huy giá trị của khu di tích, tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch tổng thể Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào định hướng đến năm 2020; tổ chức tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho 17 đại diện hộ gia đình trong xã.
Tỉnh cũng hỗ trợ đầu tư xây dựng bêtông hóa đường làng ngõ xóm; hỗ trợ ximăng làm nền nhà cho các hộ dân xung quanh khu di tích cây đa Tân Trào, đình Hồng Thái... đưa khu di tích thành điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Cùng với đó, người dân Tân Trào đã năng động, tận dụng thời cơ chuyển đổi cách làm kinh tế từ thuần nông sang làm thêm du lịch dịch vụ. Người dân Tân Trào đã biết phát huy văn hóa truyền thống để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bàn tay khéo léo của các cô gái dân tộc Tày, Nùng, Dao... để làm ra những món đồ lưu niệm như áo, khăn dệt thổ cẩm, hàng mây tre đan bán cho khách du lịch, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Năm 2011, Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào phấn đấu đón 400.000 lượt khách đến thăm quan, chiếm 67% lượng khách du lịch đến thăm tỉnh Tuyên Quang./.
Vũ Quang Đán (TTXVN/Vietnam+)