Theo tính toán của Bộ Công Thương, năm 2010, nếu các doanh nghiệp sản xuất lại sử dụng đường làm nguyên liệu như trước khi khủng hoảng thì lượng đường thiếu hụt có thể lên tới trên 300.000 tấn.
Do đó, Bộ Công Thương đã cấp quota nhập 150.000 tấn đường cho các doanh nghiệp sử dụng đường làm nguyên liệu.
Tháng 2/2010, do ảnh hưởng của giá đường thế giới, giá đường trong nước tăng cao, nên Chính phủ đã cấp quota cho các đơn vị thương mại nhập thêm 50.000 tấn để bình ổn thị trường.
Đến nay, lượng đường nhập thương mại chưa về nhưng giá đường trong nước đã giảm do ảnh hưởng của đường nhập lậu. Lượng đường bán được của các nhà máy từ đầu tháng 3 cũng đã giảm so với trước, vì vậy, sản xuất đạt sản lượng thấp hơn năm trước nhưng tồn kho lại cao hơn cùng kỳ năm trước 27.000 tấn.
Vì vậy, từ đầu tháng 3, giá đường bắt đầu giảm, giá bán đường trắng loại I tại kho nhà máy đã có thuế VAT đang ở mức từ 15.800-16.000đồng/kg và đang có xu hướng giảm tiếp.
Giá mua mía 10 CCS tại ruộng vẫn như tháng trước. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 900.000-1.000.000 đồng/tấn, Đông Nam bộ từ 750.000-800.000 đồng/tấn, miền Trung và Tây Nguyên từ 730.000-800.000 đồng/tấn, miền Bắc 600.000-700.000 đồng/tấn.
Tuy nhiên, hiện nay, giá mía tại các vùng nguyên liệu đang có hướng điều chỉnh giảm dần cho phù hợp với giá đường./.
Do đó, Bộ Công Thương đã cấp quota nhập 150.000 tấn đường cho các doanh nghiệp sử dụng đường làm nguyên liệu.
Tháng 2/2010, do ảnh hưởng của giá đường thế giới, giá đường trong nước tăng cao, nên Chính phủ đã cấp quota cho các đơn vị thương mại nhập thêm 50.000 tấn để bình ổn thị trường.
Đến nay, lượng đường nhập thương mại chưa về nhưng giá đường trong nước đã giảm do ảnh hưởng của đường nhập lậu. Lượng đường bán được của các nhà máy từ đầu tháng 3 cũng đã giảm so với trước, vì vậy, sản xuất đạt sản lượng thấp hơn năm trước nhưng tồn kho lại cao hơn cùng kỳ năm trước 27.000 tấn.
Vì vậy, từ đầu tháng 3, giá đường bắt đầu giảm, giá bán đường trắng loại I tại kho nhà máy đã có thuế VAT đang ở mức từ 15.800-16.000đồng/kg và đang có xu hướng giảm tiếp.
Giá mua mía 10 CCS tại ruộng vẫn như tháng trước. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 900.000-1.000.000 đồng/tấn, Đông Nam bộ từ 750.000-800.000 đồng/tấn, miền Trung và Tây Nguyên từ 730.000-800.000 đồng/tấn, miền Bắc 600.000-700.000 đồng/tấn.
Tuy nhiên, hiện nay, giá mía tại các vùng nguyên liệu đang có hướng điều chỉnh giảm dần cho phù hợp với giá đường./.
(Báo Tin tức/Vietnam+)