Tổ chức quốc tế về bản quyền sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa cho biết, trong năm 2012, lượng hồ sơ xin cấp bản quyền sáng chế trên toàn cầu tăng 6,6% so với năm 2011, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đạt mức tăng hai con số.
Phát biểu với báo giới, ông Francis Gurry, người đứng đầu WIPO, khẳng định bất chấp môi trường kinh tế quốc tế suy yếu, lĩnh vực này vẫn tăng trưởng mạnh. Nhu cầu xin cấp bản quyền tương đối ổn định tại châu Âu và bước vào giai đoạn bùng nổ ở Đông Bắc Á.
WIPO giám sát Hiệp ước hợp tác bản quyền sáng chế (PCT), cho phép các đối tượng muốn đăng ký quyền phát minh sáng chế chỉ cần nộp một đơn duy nhất để bảo vệ tác quyền, chứ không phải gửi đơn này tới các nước khác nhau.
Năm 2012, trong khuôn khổ PCT, tổng cộng có 194.400 đơn xin cấp bản quyền sáng chế, trong đó Mỹ chiếm trên 51.200 đơn, tăng 4,4% so với năm 2011. Nhật Bản có 43.660 đơn, tăng 12,3%. Trung Quốc chỉ chịu thua Đức (quốc gia đứng thứ ba về lượng đơn xin cấp bản quyền) với tỷ lệ rất nhỏ.
Trước đó, các chuyên gia từng dự đoán Trung Quốc (với lượng đơn tăng 13,6%) sẽ qua mặt đầu tàu kinh tế châu Âu này. Trong Top 5 còn có Hàn Quốc, với 11.848 đơn, tăng 13,4%.
Năm 2008, ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm hơn 26% lượng đơn xin cấp bản quyền. Đến năm 2012, con số này đã vọt lên 38%. Cùng kỳ, tỷ trọng của Đức và Mỹ cộng lại giảm từ 43% xuống 36%.
Năm 2012, tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE là doanh nghiệp có nhiều đơn xin cấp bản quyền nhất (3.906 đơn), vượt cả Panasonic, Sharp (Nhật Bản) và Huawei (Trung Quốc).
Tại châu Âu, Cho dù kinh tế khu vực này sa sút, lượng đơn gửi đi từ Hà Lan xin cấp bản quyền tăng 14% và của Phần Lan tăng 13,2%.
WIPO - cũng quản lý hệ thống cấp tên thương mại quốc tế cho các sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp mới - cho biết, trong năm 2012, lượng đơn xin cấp tên thương mại tăng 4,1%, trong đó Nhật Bản, Anh và Mỹ chiếm 80% mức tăng này.
Đặc biệt, đại gia dược phẩm Thụy Sĩ Novartis là doanh nghiệp có nhiều đơn cấp tên thương mại nhất.
WIPO đánh giá những thống kê khả quan trên là tín hiệu tốt cho thấy kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc./.
Phát biểu với báo giới, ông Francis Gurry, người đứng đầu WIPO, khẳng định bất chấp môi trường kinh tế quốc tế suy yếu, lĩnh vực này vẫn tăng trưởng mạnh. Nhu cầu xin cấp bản quyền tương đối ổn định tại châu Âu và bước vào giai đoạn bùng nổ ở Đông Bắc Á.
WIPO giám sát Hiệp ước hợp tác bản quyền sáng chế (PCT), cho phép các đối tượng muốn đăng ký quyền phát minh sáng chế chỉ cần nộp một đơn duy nhất để bảo vệ tác quyền, chứ không phải gửi đơn này tới các nước khác nhau.
Năm 2012, trong khuôn khổ PCT, tổng cộng có 194.400 đơn xin cấp bản quyền sáng chế, trong đó Mỹ chiếm trên 51.200 đơn, tăng 4,4% so với năm 2011. Nhật Bản có 43.660 đơn, tăng 12,3%. Trung Quốc chỉ chịu thua Đức (quốc gia đứng thứ ba về lượng đơn xin cấp bản quyền) với tỷ lệ rất nhỏ.
Trước đó, các chuyên gia từng dự đoán Trung Quốc (với lượng đơn tăng 13,6%) sẽ qua mặt đầu tàu kinh tế châu Âu này. Trong Top 5 còn có Hàn Quốc, với 11.848 đơn, tăng 13,4%.
Năm 2008, ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm hơn 26% lượng đơn xin cấp bản quyền. Đến năm 2012, con số này đã vọt lên 38%. Cùng kỳ, tỷ trọng của Đức và Mỹ cộng lại giảm từ 43% xuống 36%.
Năm 2012, tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE là doanh nghiệp có nhiều đơn xin cấp bản quyền nhất (3.906 đơn), vượt cả Panasonic, Sharp (Nhật Bản) và Huawei (Trung Quốc).
Tại châu Âu, Cho dù kinh tế khu vực này sa sút, lượng đơn gửi đi từ Hà Lan xin cấp bản quyền tăng 14% và của Phần Lan tăng 13,2%.
WIPO - cũng quản lý hệ thống cấp tên thương mại quốc tế cho các sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp mới - cho biết, trong năm 2012, lượng đơn xin cấp tên thương mại tăng 4,1%, trong đó Nhật Bản, Anh và Mỹ chiếm 80% mức tăng này.
Đặc biệt, đại gia dược phẩm Thụy Sĩ Novartis là doanh nghiệp có nhiều đơn cấp tên thương mại nhất.
WIPO đánh giá những thống kê khả quan trên là tín hiệu tốt cho thấy kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc./.
Hương Giang (TTXVN)