Đã trở thành một ngày hội chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, Tết Nguyên Tiêu đã góp phần tạo một không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân thành phố trong những ngày đầu Xuân.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đêm hội đã được chuẩn bị trong suốt hơn 1 tháng qua với nhiều hoạt động sôi nổi và đậm màu sắc dân gian. Khởi đầu là hội thi Đèn lồng Xuân Canh Dần 2010 với hàng ngàn chiếc đèn lồng rực rỡ khoe sắc màu được treo, trưng bày trên mọi ngả đường hướng về trung tâm thành phố.
Đêm hội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố phối hợp với Ủy ban Nhân dân quận 5 - địa bàn có rất đông đồng bào người Hoa đang sinh sống, tổ chức trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa quận 5 vào Rằm Tháng Giêng-Canh Dần 2010 (tối 28/2).
Sau màn trình diễn khai hội của đội Song Long là một cuộc diễu hành nghệ thuật xuất phát từ sân khấu chính, nối đuôi nhau và tiến dần qua phố cổ Chợ Lớn, viếng Chùa Bà-Chùa Ông và qua các trục đường chính: Nhị Phủ Miếu, Ngô Quyền, Mạc Thiên Tích, Châu Văn Liêm... trong sự cổ vũ, reo vui của rất đông người dân và du khách.
Tham gia diễu hành là các đoàn nghệ thuật dân gian người Hoa, các đoàn lân sư rồng và các đoàn hóa trang đi cà kheo với hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ, nhạc công và các võ công lân sư rồng. Các đoàn diễu hành đi theo từng nhóm phong tục tập quán, các nhóm ngôn ngữ của người Hoa như Phước Kiến, Hải Nam...
Trên sân khấu chính là các tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc của người Hoa như: du thuyền trên cạn, múa hẩu, hội long đăng. Xen kẽ là các tiết mục biểu diễn giao lưu của các đội nghệ thuật người Việt, người Chăm và người Khmer, tạo ra một không gian đa sắc màu văn hóa.
Dưới sân khấu là những cảnh sinh hoạt văn hóa đời thường, đậm bản sắc của đồng bào người Hoa như đố đèn, trà đạo, thi triển thư pháp, gieo tú cầu, thi bày mâm ngũ quả, trang trí cây cảnh.
Ngoài chơi chữ, chơi thơ... các họa sỹ thư pháp đã cùng nhau biểu diễn thư pháp tập thể “Bách Phước Đồ.”
Vui hội, quan khách còn có dịp được thưởng thức nhiều món ăn truyền thống của người Hoa, trong đó có món chè ỷ. Đây là một trong những món ăn đặc sắc của người Hoa dùng trong dịp Tết Nguyên Tiêu. Người Hoa cho rằng sau khi ăn món ăn này thì mọi buồn lo của năm cũ sẽ trôi đi hết, thay vào đó là sự sung túc, an lành, hạnh phúc của một năm đầy hứa hẹn và thịnh vượng hơn./.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đêm hội đã được chuẩn bị trong suốt hơn 1 tháng qua với nhiều hoạt động sôi nổi và đậm màu sắc dân gian. Khởi đầu là hội thi Đèn lồng Xuân Canh Dần 2010 với hàng ngàn chiếc đèn lồng rực rỡ khoe sắc màu được treo, trưng bày trên mọi ngả đường hướng về trung tâm thành phố.
Đêm hội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố phối hợp với Ủy ban Nhân dân quận 5 - địa bàn có rất đông đồng bào người Hoa đang sinh sống, tổ chức trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa quận 5 vào Rằm Tháng Giêng-Canh Dần 2010 (tối 28/2).
Sau màn trình diễn khai hội của đội Song Long là một cuộc diễu hành nghệ thuật xuất phát từ sân khấu chính, nối đuôi nhau và tiến dần qua phố cổ Chợ Lớn, viếng Chùa Bà-Chùa Ông và qua các trục đường chính: Nhị Phủ Miếu, Ngô Quyền, Mạc Thiên Tích, Châu Văn Liêm... trong sự cổ vũ, reo vui của rất đông người dân và du khách.
Tham gia diễu hành là các đoàn nghệ thuật dân gian người Hoa, các đoàn lân sư rồng và các đoàn hóa trang đi cà kheo với hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ, nhạc công và các võ công lân sư rồng. Các đoàn diễu hành đi theo từng nhóm phong tục tập quán, các nhóm ngôn ngữ của người Hoa như Phước Kiến, Hải Nam...
Trên sân khấu chính là các tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc của người Hoa như: du thuyền trên cạn, múa hẩu, hội long đăng. Xen kẽ là các tiết mục biểu diễn giao lưu của các đội nghệ thuật người Việt, người Chăm và người Khmer, tạo ra một không gian đa sắc màu văn hóa.
Dưới sân khấu là những cảnh sinh hoạt văn hóa đời thường, đậm bản sắc của đồng bào người Hoa như đố đèn, trà đạo, thi triển thư pháp, gieo tú cầu, thi bày mâm ngũ quả, trang trí cây cảnh.
Ngoài chơi chữ, chơi thơ... các họa sỹ thư pháp đã cùng nhau biểu diễn thư pháp tập thể “Bách Phước Đồ.”
Vui hội, quan khách còn có dịp được thưởng thức nhiều món ăn truyền thống của người Hoa, trong đó có món chè ỷ. Đây là một trong những món ăn đặc sắc của người Hoa dùng trong dịp Tết Nguyên Tiêu. Người Hoa cho rằng sau khi ăn món ăn này thì mọi buồn lo của năm cũ sẽ trôi đi hết, thay vào đó là sự sung túc, an lành, hạnh phúc của một năm đầy hứa hẹn và thịnh vượng hơn./.
Hữu Duyên (Vietnam+)