Gần đây, dư luận người dân rất lo lắng, bức xúc về tình trạng mất an toàn của khu tập thể P16A Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội, liên quan đến việc triển khai Dự án cao ốc quốc tế Hồ Tây của Công ty Trách nhiệm hữu hạn cao ốc quốc tế Hồ Tây.
Để giải quyết vấn đề này, ngày 2/1/2013, Ủy ban Nhân dân thành phố đã có văn bản số 07/VP-QHXDGT giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở: Quy hoạch Kiến trúc, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ khẩn trương tổ chức kiểm tra, nghiên cứu các ý kiến phản ánh, đề xuất của quận Tây Hồ, báo cáo thành phố xem xét, xử lý; đồng thời giao Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết, theo thẩm quyền và quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Tuy nhiên, theo phản ánh của 30 hộ dân khu tập thể P16A Thụy Khuê, gần một tháng nay, các hộ dân ở đây mất ăn mất ngủ vì toàn bộ tòa nhà đã bị nghiêng khoảng 15 độ so với mặt đất, nhiều căn hộ xảy ra hiện tượng nứt toác, có thể đổ sập bất cứ lúc nào, trong khi đó, các cơ quan chức năng của thành phố vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể.
Cho đến ngày 11/3/2013, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi tiếp tục có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Xây dựng cùng các sở, ngành và Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ khẩn trương thực hiện nhiệm vụ đã được giao tại văn bản số 07/VP - QHXDGT, báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp giải quyết vụ việc trước ngày 22/3/2013.
Dự án cao ốc quốc tế Hồ Tây khởi công xây dựng tháng 7/2012, theo thiết kế công trình có diện tích xây dựng là 1.196m2 với 17 tầng nổi và 3 tầng hầm làm văn phòng cho thuê và kết hợp căn hộ để bán. Đáng lưu ý là ngay khi chủ đầu tư tiến hành đóng cọc móng thì đã xảy ra tình trạng sụt lún khu tập thể P16A Thụy Khuê. Bác Đỗ Kim Hải, cư dân sống tại tầng 2 khu tập thể cho biết: Trong quá trình thi công, 1/3 diện tích móng nhà của khu tập thể 16A Thuỵ Khuê đã bị chủ đầu tư phá dỡ. Hiện khu tập thể bị nghiêng về phía công trình đang thi công khoảng 15 độ. Nguy hiểm hơn, hầu hết các căn hộ đều bị nứt tường, các thanh dầm ngang, dọc cũng bắt đầu có hiện tượng nứt khiến các hộ dân vừa sinh sống, vừa "nơm nớp" lo sợ.
Bác Hải nói thêm: "Trước thực trạng trên, các cơ quan chuyên môn đã khảo sát, đánh giá cấp độ tòa nhà đang ở mức rất nguy hiểm, cần phải di dời ngay nhưng hiện nay chủ đầu tư mới chỉ đưa ra biên bản thỏa thuận để đền bù lún nứt cho các gia đình và hỗ trợ tiền thuê nhà cho các hộ dân di dời 200 ngàn/m2/tháng. Nếu chúng tôi chuyển đi là mất nhà, vì vậy chúng tôi nhất định phải tìm được thỏa thuận hợp lý từ phía chủ đầu tư. Các hộ dân ở đây mong muốn quận Tây Hồ và Sở Xây dựng bố trí cho tái định cư tại chỗ."
Qua tìm hiểu, hầu hết các hộ dân đang sinh sống tại khu tập thể P16A Thụy Khuê kiến nghị chủ đầu tư mua lại toàn bộ nhà của các hộ dân theo giá thị trường rồi tiến hành xây dựng lại, để các hộ dân tự di chuyển. Hoặc chủ đầu tư phá dỡ tòa nhà, xây dựng lại và bố trí các hộ dân tái định cư tại khu nhà xây mới, phần diện tích tăng thêm các hộ dân sẽ nộp tiền... Tuy nhiên, để giải được bài toán phức tạp này cần có sự vào cuộc tích cực cũng như sự giám sát chặt chẽ của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước./.
Để giải quyết vấn đề này, ngày 2/1/2013, Ủy ban Nhân dân thành phố đã có văn bản số 07/VP-QHXDGT giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở: Quy hoạch Kiến trúc, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ khẩn trương tổ chức kiểm tra, nghiên cứu các ý kiến phản ánh, đề xuất của quận Tây Hồ, báo cáo thành phố xem xét, xử lý; đồng thời giao Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết, theo thẩm quyền và quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Tuy nhiên, theo phản ánh của 30 hộ dân khu tập thể P16A Thụy Khuê, gần một tháng nay, các hộ dân ở đây mất ăn mất ngủ vì toàn bộ tòa nhà đã bị nghiêng khoảng 15 độ so với mặt đất, nhiều căn hộ xảy ra hiện tượng nứt toác, có thể đổ sập bất cứ lúc nào, trong khi đó, các cơ quan chức năng của thành phố vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể.
Cho đến ngày 11/3/2013, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi tiếp tục có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Xây dựng cùng các sở, ngành và Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ khẩn trương thực hiện nhiệm vụ đã được giao tại văn bản số 07/VP - QHXDGT, báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp giải quyết vụ việc trước ngày 22/3/2013.
Dự án cao ốc quốc tế Hồ Tây khởi công xây dựng tháng 7/2012, theo thiết kế công trình có diện tích xây dựng là 1.196m2 với 17 tầng nổi và 3 tầng hầm làm văn phòng cho thuê và kết hợp căn hộ để bán. Đáng lưu ý là ngay khi chủ đầu tư tiến hành đóng cọc móng thì đã xảy ra tình trạng sụt lún khu tập thể P16A Thụy Khuê. Bác Đỗ Kim Hải, cư dân sống tại tầng 2 khu tập thể cho biết: Trong quá trình thi công, 1/3 diện tích móng nhà của khu tập thể 16A Thuỵ Khuê đã bị chủ đầu tư phá dỡ. Hiện khu tập thể bị nghiêng về phía công trình đang thi công khoảng 15 độ. Nguy hiểm hơn, hầu hết các căn hộ đều bị nứt tường, các thanh dầm ngang, dọc cũng bắt đầu có hiện tượng nứt khiến các hộ dân vừa sinh sống, vừa "nơm nớp" lo sợ.
Bác Hải nói thêm: "Trước thực trạng trên, các cơ quan chuyên môn đã khảo sát, đánh giá cấp độ tòa nhà đang ở mức rất nguy hiểm, cần phải di dời ngay nhưng hiện nay chủ đầu tư mới chỉ đưa ra biên bản thỏa thuận để đền bù lún nứt cho các gia đình và hỗ trợ tiền thuê nhà cho các hộ dân di dời 200 ngàn/m2/tháng. Nếu chúng tôi chuyển đi là mất nhà, vì vậy chúng tôi nhất định phải tìm được thỏa thuận hợp lý từ phía chủ đầu tư. Các hộ dân ở đây mong muốn quận Tây Hồ và Sở Xây dựng bố trí cho tái định cư tại chỗ."
Qua tìm hiểu, hầu hết các hộ dân đang sinh sống tại khu tập thể P16A Thụy Khuê kiến nghị chủ đầu tư mua lại toàn bộ nhà của các hộ dân theo giá thị trường rồi tiến hành xây dựng lại, để các hộ dân tự di chuyển. Hoặc chủ đầu tư phá dỡ tòa nhà, xây dựng lại và bố trí các hộ dân tái định cư tại khu nhà xây mới, phần diện tích tăng thêm các hộ dân sẽ nộp tiền... Tuy nhiên, để giải được bài toán phức tạp này cần có sự vào cuộc tích cực cũng như sự giám sát chặt chẽ của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước./.
Minh Nghĩa (TTXVN)