Ngày 27/1, lực lượng do Pháp dẫn đầu đang tiến sát thành phố Timbuktu sau khi giành lại một loạt thị trấn khác trong chiến dịch chống phiến quân Hồi giáo tại miền Bắc Mali.
Theo một quan chức cấp cao của Mali, lực lượng này đã tiến đến "cửa ngõ" thành phố Timbuktu mà "không vấp phải bất kỳ sự chống cự nào."
Trước đó, ngày 26/1, lực lượng do Pháp dẫn đầu đã giành lại Gao - thành trì của phiến quân Hồi giáo và là thị trấn lớn nhất ở miền Bắc Mali. Đây là thắng lợi lớn nhất của lực lượng này kể từ khi chiến dịch đánh đuổi phiến quân Hồi giáo ra khỏi miền Bắc Mali bắt đầu được tiến hành ngày 11/1.
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết kể từ ngày 26/1, Pháp đã thực hiện khoảng 20 cuộc không kích vào Gao và Timbuktu, nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các chiến dịch trên bộ ở Gao và dọc trục phía Tây miền Bắc Mali. Một tiểu đoàn thiết giáp, lực lượng vũ trang Mali và một vài đơn vị của châu Phi, trong đó có các binh sĩ từ Nigiê và Cộng hòa Sát, đã được huy động hỗ trợ các chiến dịch này.
Theo nguồn tin an ninh của Mali, 2 đơn vị gồm 400 cảnh sát quân sự dự kiến sẽ được triển khai bổ sung đến Gao và Timbuktu để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân hai thành phố này. Nhiệm vụ của lực lượng này là ngăn chặn bất kỳ hình thức bạo lực nào nhằm vào dân thường tại đây.
[Lực lượng Pháp-Mali chiếm căn cứ của phiến quân]
Liên hợp quốc cho biết kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu, 9.000 người Mali đã phải rời bỏ đất nước đi lánh nạn. Ngoài ra, 230.000 người phải đi sơ tán ở trong nước.
Trong khi đó, phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Phi (AU) ngày 27/1, chủ tịch sắp mãn nhiệm của AU, Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi cho rằng AU đã phản ứng quá chậm đối với cuộc xung đột tại Mali. Ông Yai đánh giá cao việc Pháp đi đầu trong hoạt động can thiệp quân sự vào nước này.
Cuộc xung đột tại Mali, trong đó có việc tăng cường viện binh cho lực lượng quân đội Mali, là một trong những chủ đề được thảo luận chính tại phiên khai mạc của hội nghị này./.
Theo một quan chức cấp cao của Mali, lực lượng này đã tiến đến "cửa ngõ" thành phố Timbuktu mà "không vấp phải bất kỳ sự chống cự nào."
Trước đó, ngày 26/1, lực lượng do Pháp dẫn đầu đã giành lại Gao - thành trì của phiến quân Hồi giáo và là thị trấn lớn nhất ở miền Bắc Mali. Đây là thắng lợi lớn nhất của lực lượng này kể từ khi chiến dịch đánh đuổi phiến quân Hồi giáo ra khỏi miền Bắc Mali bắt đầu được tiến hành ngày 11/1.
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết kể từ ngày 26/1, Pháp đã thực hiện khoảng 20 cuộc không kích vào Gao và Timbuktu, nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các chiến dịch trên bộ ở Gao và dọc trục phía Tây miền Bắc Mali. Một tiểu đoàn thiết giáp, lực lượng vũ trang Mali và một vài đơn vị của châu Phi, trong đó có các binh sĩ từ Nigiê và Cộng hòa Sát, đã được huy động hỗ trợ các chiến dịch này.
Theo nguồn tin an ninh của Mali, 2 đơn vị gồm 400 cảnh sát quân sự dự kiến sẽ được triển khai bổ sung đến Gao và Timbuktu để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân hai thành phố này. Nhiệm vụ của lực lượng này là ngăn chặn bất kỳ hình thức bạo lực nào nhằm vào dân thường tại đây.
[Lực lượng Pháp-Mali chiếm căn cứ của phiến quân]
Liên hợp quốc cho biết kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu, 9.000 người Mali đã phải rời bỏ đất nước đi lánh nạn. Ngoài ra, 230.000 người phải đi sơ tán ở trong nước.
Trong khi đó, phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Phi (AU) ngày 27/1, chủ tịch sắp mãn nhiệm của AU, Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi cho rằng AU đã phản ứng quá chậm đối với cuộc xung đột tại Mali. Ông Yai đánh giá cao việc Pháp đi đầu trong hoạt động can thiệp quân sự vào nước này.
Cuộc xung đột tại Mali, trong đó có việc tăng cường viện binh cho lực lượng quân đội Mali, là một trong những chủ đề được thảo luận chính tại phiên khai mạc của hội nghị này./.
(TTXVN)