Ngày 31/3, lực lượng của ông Alassane Ouattara, người được quốc tế công nhận là tổng thống đắc cử của Cote d'Ivoire, đã ban bố lệnh giới nghiêm tại thành phố chính Abidjan từ 21 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, bắt đầu từ ngày 31/3 đến ngày 3/4.
Lực lượng này cũng ra lệnh đóng cửa biên giới trên bộ, trên biển và trên không của Cote d'ivoire cho tới khi có thông báo tiếp theo.
Ông Hamed Bakayoko, Bộ trưởng Nội vụ trong chính quyền của ông Ouattara, đã kêu gọi người dân "tuân thủ nghiêm ngặt" mệnh lệnh trên.
Trong khi đó, Thủ tướng do ông Ouattara chỉ định Guillaume Soro đã ra tối hậu thư yêu cầu Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo từ chức.
Ông Ouattara cũng đã có bài phát biểu trước toàn dân, kêu gọi các lực lượng trung thành với ông Gbagbo gia nhập Lực lượng Cộng hòa (của ông Ouattara).
Theo tin mới nhất, người phát ngôn của ông Ouattara cho biết sáng sớm nay (1/4) giờ địa phương, các lực lượng ủng hộ ông Ouattara đã tấn công dinh thự của ông Gbagbo tại quận Cocody, phía Bắc thành phố Abidjan) và giành quyền kiểm soát trụ sở đài truyền hình Nhà nước Cote d'ivoire. Hiện nay, chưa có phản ứng gì từ phe của ông Gbagbo.
Trước đó, lực lượng của ông Ouattara ngày 31/3 đã tiến vào Abidjan, trung tâm quyền lực của Tổng thống mãn nhiệm Gbagbo, và đã xảy ra đụng độ với các lực lượng trung thành với ông Gbagbo.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 31/3 đã yêu cầu hai phe ở Cote d'ivoire không tìm cách "trả đũa" lẫn nhau, thể hiện sự kiềm chế tối đa và đặt lợi ích của toàn dân lên trên hết.
Tổng thư ký cũng kêu gọi ông Gbagbo sớm chuyển giao quyền lực. Trong khi đó, Pháp đã huy động binhlính đến Abidjan để bảo vệ các trụ sở ngoại giao, với sự hỗ trợ của máy bay trực thăng có trang bị hệ thống súng máy của Liên hợp quốc.
Theo các số liệu của Liên hợp quốc, bất đồng chính trị kéo dài bốn tháng sau cuộc bầu cử tổng thống ở Cote d'ivoire đã làm hàng trăm người thiệt mạng, đẩy quốc gia này đứng trước nguy cơ tái diễn cuộc nội chiến năm 2002-2003. Riêng tại trung tâm hành chính Abidjan, khoảng 1 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, và 112.000 người đã ra nước ngoài tị nạn./.
Lực lượng này cũng ra lệnh đóng cửa biên giới trên bộ, trên biển và trên không của Cote d'ivoire cho tới khi có thông báo tiếp theo.
Ông Hamed Bakayoko, Bộ trưởng Nội vụ trong chính quyền của ông Ouattara, đã kêu gọi người dân "tuân thủ nghiêm ngặt" mệnh lệnh trên.
Trong khi đó, Thủ tướng do ông Ouattara chỉ định Guillaume Soro đã ra tối hậu thư yêu cầu Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo từ chức.
Ông Ouattara cũng đã có bài phát biểu trước toàn dân, kêu gọi các lực lượng trung thành với ông Gbagbo gia nhập Lực lượng Cộng hòa (của ông Ouattara).
Theo tin mới nhất, người phát ngôn của ông Ouattara cho biết sáng sớm nay (1/4) giờ địa phương, các lực lượng ủng hộ ông Ouattara đã tấn công dinh thự của ông Gbagbo tại quận Cocody, phía Bắc thành phố Abidjan) và giành quyền kiểm soát trụ sở đài truyền hình Nhà nước Cote d'ivoire. Hiện nay, chưa có phản ứng gì từ phe của ông Gbagbo.
Trước đó, lực lượng của ông Ouattara ngày 31/3 đã tiến vào Abidjan, trung tâm quyền lực của Tổng thống mãn nhiệm Gbagbo, và đã xảy ra đụng độ với các lực lượng trung thành với ông Gbagbo.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 31/3 đã yêu cầu hai phe ở Cote d'ivoire không tìm cách "trả đũa" lẫn nhau, thể hiện sự kiềm chế tối đa và đặt lợi ích của toàn dân lên trên hết.
Tổng thư ký cũng kêu gọi ông Gbagbo sớm chuyển giao quyền lực. Trong khi đó, Pháp đã huy động binhlính đến Abidjan để bảo vệ các trụ sở ngoại giao, với sự hỗ trợ của máy bay trực thăng có trang bị hệ thống súng máy của Liên hợp quốc.
Theo các số liệu của Liên hợp quốc, bất đồng chính trị kéo dài bốn tháng sau cuộc bầu cử tổng thống ở Cote d'ivoire đã làm hàng trăm người thiệt mạng, đẩy quốc gia này đứng trước nguy cơ tái diễn cuộc nội chiến năm 2002-2003. Riêng tại trung tâm hành chính Abidjan, khoảng 1 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, và 112.000 người đã ra nước ngoài tị nạn./.
(TTXVN/Vietnam+)